Cây Hoàng Nam: Ý Nghĩa, Công Dụng Loài Cây Kiêu Hãnh Và Trang Nghiêm

Quả hoàng nam hình bầu dục và nhẵn

Cây Hoàng Nam chắc hẳn đối với nhiều người, cái tên hoàng nam nghe rất xa lạ, nhưng mỗi người có thể đều đã từng nhìn thấy loài cây này ở ven đường hay trong công viên ít nhất một lần. Nó được trồng khá phổ biến ở trong khuôn viên, công viên hay ven đường để điều hòa không khí và tạo màu xanh cho cảnh quan. 

Mục Lục

Đặc điểm cây Hoàng Nam

Loài cây này được gọi bằng nhiều cái tên như cây Huyền Diệp, cây Tùng Ấn Độ hay Liễu Ấn Độ. Cái tên Huyền Diệp được bắt nguồn từ màu sắc của lá cây, do lá cây Hoàng Nam có màu xanh thẫm.

Đây là cây gỗ thường xanh, thân cây thẳng và cao khoảng 5-10m. Lá cây có dạng thuôn dài, lá non thì có màu đỏ nhưng khi cây trưởng thành thì lá có màu xanh thẫm. Tán lá hẹp, mọc dày và rủ xuống, che kín các cành và thân cây. Vỏ cây có màu đen và khá nhẵn, kết hợp với màu xanh thẫm của lá cây tạo nên sự khác biệt so với các loại cây khác.

Quả hoàng nam hình bầu dục và nhẵn
Quả hoàng nam hình bầu dục và nhẵn

Loài cây này có hoa khá đặc biệt, màu xanh pha chút vàng nhạt, mọc thành chùm, và mùi thơm mát thoang thoảng, thường ra hoa vào thời điểm cuối năm. Hoa hoàng nam có cuống dài khoảng 5 cm, ở giữa có nhụy tròn. Quả của loài cây này có hình bầu dục và nhẵn, khi còn non có màu xanh và khi già có màu đen. Cây thường ra quả vào đầu năm sau.

Ý nghĩa của cây Hoàng Nam

Loài cây này mới du nhập vào nước ta khoảng 10 năm gần đây, nhưng với đặc điểm là lá cây mọc rủ xuống thì loài cây này không được trồng phổ biến. Dáng vẻ ấy trông có vẻ yếu ớt và không may mắn. Sau một thời gian thì cây bắt đầu được ưa chuộng. Dáng vẻ đặc biệt ấy lại mang một ý nghĩa khác, thân cây thẳng đứng như vươn mình kiêu hãnh, lá cây mọc xung quanh. Điều này tượng trưng cho ý chí vươn lên, không ngại thử thách, khó khăn.

Ngoài ra với màu xanh thẫm của lá cây đã tạo một cảm giác yên bình, thư thái và dễ chịu. Trồng loài cây này ở xung quanh không gian sống hay các khu dân cư sẽ giúp cảnh quan thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên hơn. Không gian sống cũng trở nên dễ chịu hơn.

Xem thêm: Cây Đại Phú Gia – Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Tác Dụng, Cách Trồng Và Chăm Sóc

Tác dụng của cây Hoàng Nam

Tạo cảnh quan: Với màu xanh đặc trưng, cây hoàng nam rất được ưa thích trong việc tạo nên màu xanh cho cảnh quan và điều hoà không khí. Đối với không gian hẹp thì cây rất phù hợp vì dáng cây thẳng và thon gọn, không chiếm nhiều diện tích. Ngoài ra cây còn được trồng nhiều ở 2 bên đường để tạo nên sự tôn nghiêm và trang trọng cho không gian. 

Bên cạnh được trồng phổ biến ở công viên, xung quanh các nhà máy để điều hoà không khí thì cây còn được trồng ở trong chùa và đền. Cây hoàng nam được coi là một loài cây tâm linh vì gắn liền với truyền thuyết về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. 

Cây hoàng nam được trồng nhiều ở công viên
Cây hoàng nam được trồng nhiều ở công viên

Bên cạnh việc đem lại bóng mát và làm đẹp cảnh quan của các công trình thì cây còn là những loại thuốc dùng trong y học. Cây hoàng nam có tác dụng chữa các bệnh ngoài da, đái tháo đường hay huyết áp cao, sốt,…Các hoạt chất tinh dầu chứa trong cây có thể chống được nấm và chống được vi khuẩn. 

Cây hoàng nam là một loại cây lấy gỗ, bên cạnh việc trồng để làm cảnh thì hoàng nam còn trồng để lấy gỗ. Thân cây được các nghệ nhân tận dụng để tạo nên những món đồ thủ công mỹ nghệ.

Tìm hiểu: https://sendakimcuong.net/cay-trau-ba/

Cách trồng và chăm sóc cây hoàng nam

Tuy là một loài cây được trồng phổ biến nhưng để trồng được cây hoàng nam thì cần có cách trồng và chăm sóc phù hợp. 

Cách trồng cây hoàng nam

Loài cây này đòi hỏi độ dinh dưỡng cao nên khi trồng cần chú ý đến độ dinh dưỡng của cây. Trước khi trồng cây khoảng 1 tuần cần chuẩn bị đất trồng. Đất này được trộn với phân chuồng hoại mục, tro trấu, mùn cưa, phân NPK. Hỗn hợp đất này sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong giai đoạn đầu. 

Trồng cây ở đất có dinh dưỡng cao
Trồng cây ở đất có dinh dưỡng cao

Khi trồng cần lần lượt bóc nhẹ vỏ bầu cây, sau đó đặt cây và giữ cây thẳng xuống hố. Tiếp theo lấp hỗn hợp đất đã trộn xung quanh gốc cây và ấn chặt để cây không đổ. Sau đó tưới nước đẫm cho cây. Khoảng cách giữa các cây nên để từ 60- 80 cm để cây có không gian phát triển. 

Cách chăm sóc loài cây cảnh này 

Cây hoàng Nam ưa khí hậu ẩm ướt, nên khi chăm sóc cần cung cấp nhiều nước hơn so với các loại cây khác. Ngoài ra khi trồng cần tạo hệ thống thoát nước cho cây, để cây không rơi vào trường hợp úng nước, làm thối rễ cây, dẫn đến cây bị bệnh hoặc cây chết. 

Đây là một loài cây cần lượng dinh dưỡng cao nên khi cây non đang trong thời kỳ phát triển hay cây đã trưởng thành thì việc bón phân định kỳ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên cần chú ý đến lượng phân bón cho cây, bón phân cho cây với lượng vừa phải và chia thành nhiều lần. Bên cạnh đó cần cắt tỉa ngọn, lá để cây hấp thụ ánh sáng cũng như tạo dáng cho cây.

Phần kết

Với vẻ đẹp đặc trưng, Cây hoàng Nam ngày càng được trồng phổ biến trong các công trình, trong các khuôn viên. Với những ngôi nhà có không gian sân vườn nhỏ thì đây chính là sự lựa chọn tốt để tạo nên màu xanh cho ngôi nhà mà lại vô cùng ý nghĩa.

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*