Khi ta dần lớn lên, chúng ta luôn suy ngẫm về thời còn bé, đặc biệt là thời còn là học trò. Ở cái tuổi học trò chúng ta có bao nhiêu kỷ niệm khó mà phai mờ. Cây hoa phượng là một trong những hình ảnh mang đầy kỷ niệm mà ta không thể không nhớ tới khi nói về cái thời cắp sách đến trường. Hôm nay cùng bài viết này tìm hiểu về loài cây đầy ý nghĩa này nhé.
Mục Lục
Giới thiệu về cây hoa phượng
Cây hoa phượng có tên khoa học là Delonix regia,thuộc họ Caesalpiniaceae.. Cây phượng vốn có nguồn gốc từ Madagascar (Đông Phi). vào tầm khoảng năm cuối thế kỉ 19, phượng được người Pháp du nhập vào nước ta. Hiện nay tại Việt Nam, loại cây hoa phượng đỏ là cây được trồng phổ biến để trang trí, che bóng mát, làm cảnh.
Đặc điểm của cây hoa phượng
Cây hoa phượng là loại cây thân gỗ, vỏ màu trắng xám, cao trung bình từ 5-20 mét. Tán rất rộng, cành lá sum suê, cành lá so le.
Các lá là lá phức, hình dạng lông chim kép. Lá phượng thường xanh, nhỏ nhưng dày, xếp khít với nhiều cành khác tạo thành bóng râm rộng.
Hoa phượng thường nở thành từng chùm, chiều dài từ 20-50 cm. Hoa có 5 cánh, màu đỏ tươi, mép hơi nhăn. Những cánh hoa lớn nhất có hoa văn màu trắng đặc biệt, trong khi những cánh khác có màu đỏ cam.
Cây phượng có thể kết trái, trái phượng có màu nâu, dài tối đa 60cm, hạt bên trong hoàn toàn có thể ăn được.
Cây phượng thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, tuy nhiên cây vẫn mọc ở rừng ngập mặn hoặc những vùng khô hạn do khả năng trữ nước của cây.
Ý nghĩa của cây phượng đỏ
Cây hoa phượng được biết đến với bóng mát. Với ưu điểm có tán rộng, tán lá rậm rạp mọc san sát nên phượng vĩ được trồng nhiều ở công viên, trường học, góc phố,… để tạo bóng mát.
Ngoài ra, nhờ màu sắc hoa phượng đỏ rực nên cây còn đem lại giá trị thẩm mỹ làm cho quang cảnh trở nên sinh động, tươi mới và tràn đầy sức sống.
Cây phượng còn được khá nhiều người tìm mua để trồng theo kiểu bonsai nhằm đem lại phong thủy tốt cho người trồng. Với sắc hoa đỏ rực của cây mà phượng đỏ rất hợp với người mệnh Hỏa.
Cây phượng lâu năm thân sẽ có đường kính khá lớn tầm 20-30cm nên thân cây được sử dụng như một loại gỗ để có thể chế tạo nên các đồ trang trí nội thất, làm ván gỗ,…
Không những thế, vỏ, rễ và lá cây phượng còn được dùng như loại dược liệu điều trị các chứng bệnh khác nhau. Rễ và vỏ cây có tác dụng hạ sốt, giảm sưng đau xương khớp, đầy bụng… còn lá cây chữa được chứng ợ hơi, ợ chua, táo bón,…
Ngoài ra, vỏ và hoa phượng còn được người ta bào chế thành tinh dầu nhằm dùng để xoa bóp cơ bắp.
Bài viết liên quan:
Cách trồng và cách chăm sóc cây hoa phượng
Chúng ta luôn nhìn thấy vẻ đẹp của cây phượng khi nở hoa. Vậy để trồng và chăm sóc nó thì như nào? cùng Sendakimcuong.com xem câu trả lời nhé.
Cách trồng cây phượng
Cây phượng thường được nhân giống bằng hạt, rất tiện lợi và dễ vận hành. Quy trình trồng cây như sau:
Đầu tiên, ngâm hạt trong nước ấm để kích thích hạt nảy mầm. Sau 10 – 12 giờ, vớt hạt ra để trên khăn bông sạch để ủ hạt.
Tiếp theo, khi hạt bắt đầu vỡ thì đem ra khay cho nở. Trong khay, bạn cần chuẩn bị một ít cát ướt, chỉ cần vùi hạt xuống đất và phủ lên bề mặt một ít rơm mịn.
Sau một tuần, cây sẽ bắt đầu nhô đầu ra khỏi cát, lúc này bạn hãy bỏ lớp rơm rạ lên trên và nhớ tưới nước thường xuyên để giữ ẩm cho cát và phát triển nhanh hơn.
Cây con sẽ mọc sau 2-3 tuần chăm sóc, lúc này bạn nên đem cây ra khỏi hố đã chuẩn bị sẵn để trồng.
Khi đặt cây vào hố nên giữ cây và ấn vào đất để cây không bị lật.
Bạn cũng nên cố định cây bằng cách cắm các cọc xung quanh. Sau 4-5 tháng, khi cây đứng được thì tiến hành gỡ bỏ cọc.
Cách chăm sóc cây hoa phượng
Cây hoa phượng là cây ưa sáng nên cần trồng ở các vị trí thông thoáng, dễ đón được ánh nắng mặt trời. Tránh trồng cây ở vị trí bóng râm vì khi thiếu sáng cây sẽ bị còi cọc, phát triển chậm.
Khi cây còn nhỏ thì bạn nên tưới cây một lần mỗi ngày vào buổi sáng và dần tăng lên 2 lần khi cây đã lớn.
Bạn hãy bón cho cây phân NPK hoặc loại phân chuồng đã ủ cho đến khi cây lớn. Mỗi khi bón nên bón cách gốc cây từ 10 – 20cm và tưới nước để cây dễ thấm chất dinh dưỡng hơn.
Cây phượng dễ bị các loài sâu ăn lá và sâu đục thân phá hoại, nên bạn hãy thường xuyên kiểm tra để tiến hành phun thuốc cho kịp thời, đặc biệt là vào mùa phượng thay lá non.
Kết bài
Qua bài viết trên của sendakimcuong.net có lẽ đã gợi nhớ đến bạn một vài hình ảnh dưới cây hoa phượng của thời đi học. Hy vọng bạn ngày càng yêu thích loài hoa này hơn nhé.
Để lại một phản hồi