Gai xương rồng đâm vào tay có sao không? Một ngày nào đó, chẳng may bạn rơi vào trường hợp này, đừng lo, hãy bình tĩnh xử lý vết thương. Nếu xử lý tốt thì tay bạn sẽ không vấn đề gì, còn xử lý không tốt có thể dẫn đến một số trường hợp xấu nhất. Vậy hãy cùng học hỏi những cách xử lý khi bị gai xương rồng đâm vào tay ngay dưới đây.
Mục Lục
Gai xương rồng đâm vào tay có sao không?
Gai xương rồng là gì?
Vì sống trong môi trường sa mạc, nên loài xương rồng hình thành những chiếc gai nhọn thay vì lá. Điều này giúp cho chúng có thể điều tiết sự thoát hơi nước dễ dàng. Đảm bảo vòng tuần hoàn sinh học trong cây được tối ưu. Từ đó, phát triển khỏe mạnh. Không những thế gai xương rồng còn giúp:
- Hạn chế được sự thoát hơi nước/
- Gai giúp xương rồng hấp thụ nước
- Gai xương rồng giúp chúng chống lại kẻ thù
- Tăng tỷ lệ sinh tồn cho loài xương rồng
Tuy là có công dụng với xương rồng, nhưng gai xương rồng lại trở nên nguy hiểm đối với con người. Nếu chẳng may bị chúng đâm trúng.
Hậu quả khi bị gai xương rồng đâm vào tay
Nếu chẳng may bị gai xương rồng đâm trúng, bạn hãy nhanh chóng xử lý chúng ngay nhé. Bởi, cho dù là một chiếc gai nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại. Nhẹ thì bạn chỉ bị đau nhức, khó chịu, không vận động được tay. Nặng thì bạn sẽ bị nhiễm trùng, dẫn đến uốn ván trong tình trạng nghiêm trọng. Vì vậy, câu hỏi gai xương rồng đâm vào tay có sao không? Câu trả lời dành cho bạn đó là có.
Tham khảo thêm: https://sendakimcuong.net/qua-xuong-rong-an-duoc-khong/
Cần làm gì khi bị gai xương rồng đâm vào tay
Khi chẳng may bị gai xương rồng đâm vào tay, bạn cần chú ý:
- Bạn nên tỉnh táo, không nên dùng tay cố gắng để lấy gai ra. Điều này không những không giúp ích được gì, mà còn có thể khiến gai xương rồng đâm sâu vào tay hơn.
- Ngay sau khi gai xương rồng đâm, bạn hãy sát trùng và giữ vệ sinh sạch sẽ vùng da bị tổn thương nhằm tránh viêm nhiễm.
- Nếu không lấy được gai ra, mà vết gai đâm bị sưng mủ thì tốt nhất bạn nên đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
Cách lấy gai xương rồng ra khỏi tay
Hiện nay có rất nhiều cách để lấy gai xương rồng ra khỏi tay, da, quần áo, tóc, bạn có thể tham khảo một trong những các cách sau đây:
Dùng nhíp
Khi bị gai xương rồng đâm vào tay, hãy nhìn thật kỹ xem có thấy rõ gai xương rồng không. Nếu thấy rõ, hãy dùng nhíp kẹp đầu chiếc gai và kéo ra.
Tuy nhiên, quá trình kẹp và kéo ra, bạn cần phải nhẹ nhàng và kéo thẳng, tránh tình trạng làm gãy chiếc gai. Như thế sẽ càng nguy hiểm hơn cho vết thương bị gai đâm.
Trong trường hợp chiếc gai xương rồng đâm sâu trong da, bạn cần đặt đầu chiếc nhíp tại điểm cách xa miệng vết thương nhất và dùng tay đẩy nhẹ nó ra
Có thể bạn quan tâm:
Làm sạch những sợi lông tơ nhỏ của xương rồng bằng tất ni lông
Lông tơ của xương rồng là những chiếc gai nhỏ và mong như những chiếc kim, nó ngắn hơn và mềm hơn so với gai thông thường. Để loại bỏ những sợi lông tơ nhỏ của xương rồng này, bạn có thể đeo găng tay và vo tròn một chiếc tất ni lông. Sau đó chà tất ni lông lên vùng da bị lông tơ xương rồng đâm vào để kéo chúng ra.
Tại sao lại phải dùng tất ni lông để loại bỏ lông tơ? Vì tất ni lông tạo ra lực dính tương tự như băng dính, loại này không hề làm kích ứng da. Nên khá là đảm bảo.
Làm sạch những sợi lông tơ bằng keo dán cao su
Đối với những sợi lông tơ bám dai dẳng, bạn có thể dùng tăm bông, que đè lưỡi hoặc cọ, sau đó phết keo nhỏ để phết nhiều keo dán cao su lên vùng da cần xử lý.
Chờ cho keo khô, sau đó từ từ và cẩn thận bóc mép lớp keo ra. Cứ như vậy, lặp lại thao tác này nhiều lần để loại bỏ càng nhiều lông tơ xương rồng càng tốt.
Việc làm này tuy có tác dụng nhưng có thể sẽ làm cho bạn đau. Để hạn chế sự đau, bạn có thể dùng một liều thuốc giảm đau cũng được.
Bảo vệ vết thương sau khi loại bỏ gai xương rồng
Sau khâu loại bỏ gai xương rồng thành công, thì việc cuối cùng đó chính là bảo vệ vết thương.
Nhưng trước tiên, bạn cần phải rửa vùng da bằng nước sạch khoảng 5 – 10 phút. Để loại bỏ bụi đất và các mảnh vụn hết mức có thể. Rồi thoa kem kháng sinh lên vết thương, cuối đến là che phủ toàn bộ vùng da bị tổn thương bằng băng gạc.
Chú ý là trước khi làm cần phải rửa tay bằng xà phòng để diệt khuẩn đã nhé. Trong quá trình làm nếu thấy những sợi lông tơ xương rồng, cần dùng nhíp để lấy ra. Và thay băng ít nhất mỗi ngày một lần, hoặc khi nào băng bị bẩn và ướt.
Tìm đến y tế để kiểm tra vết thương
Trong trường hợp, nếu không thể lấy gai xương rồng ra khỏi da, hay bất cứ ở vùng nào trên cơ thể. Điều đầu tiên bạn cần làm đó chính là gặp bác sỹ càng nhanh càng tốt. Để lâu, hoặc cho qua sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Với những thông tin trên của https://sendakimcuong.net/, đảm bảo rằng, bạn đã biết gai xương rồng đâm vào tay có sao không? đúng không nào. Hãy cẩn trọng với tất cả những vết thương nhỏ từ gai xương rồng gây ra, hay bất cứ loại gai nào. Vì chúng tuy nhỏ nhưng nếu để thời gian lâu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng cho bạn.
Để lại một phản hồi