Tiểu cảnh xương rồng – Những điều bạn cần biết

Tiểu cảnh xương rồng là gì?

Tiểu cảnh xương rồng không còn quá xa lạ với nhiều người nữa, nó là một trong những tiểu cảnh được ưa chuộng nhất.  Không chỉ bởi vì xương rồng dễ trồng và chăm sóc, mà xương rồng còn đẹp một cách độc đáo khi kết hợp với nhiều loài khác nhau. Tạo ra tiểu cảnh xương rồng không thể chê vào đâu được.

Mục Lục

Tiểu cảnh xương rồng là gì?

Xương rồng là một cây thuộc loài thực vật mọng nước như sen đá, chúng có nguồn gốc từ châu Mỹ. Ngoài tên xương rồng, loài cây này còn được gọi dưới cái tên là Cactaceae.

Tiểu cảnh xương rồng là gì?

Vì sống ở các vùng đất khô cằn, nóng, như hoang mạc, sa mạc,..nên loài cây này có thể thích nghi với nhiều môi trường khác nhau nhờ vào sự di chuyển của con người.

Nếu các loài cây khác có lá, thì ngược lại xương rồng không hề có lá, mà chúng chỉ có những chiếc gai nhọn. Thân cây thường có màu xanh lục, mọng nước bên trong.

Xương rồng có vô số kiểu dáng, kích thước và màu sắc khác nhau, phổ biến phải kể đến như: xương rồng ba cạnh, năm cạnh, xương rồng trứng cút, xương rồng tai thỏ, xương rồng tuyết,…Vì thế, khi chọn xương rồng làm tiểu cảnh mini, chắc chắn rằng sẽ không làm bạn thất vọng về vẻ đẹp thẩm mỹ mà nó mang lại đâu.

Tiểu cảnh xương rồng chính là sự bày trí nhiều loại cây xương rồng, có thể cùng kết hợp với các loài cây khác, phụ kiện khác như cây, nước, núi,…nhằm tô điểm cho ngôi nhà thêm phần sinh động.

Nếu có diện tích nhiều thì bạn có thể trồng ngay trong vườn sau đó trang trí tiểu cảnh theo ý mình. Còn nếu chỉ lựa chọn một tiểu xương rồng mini thì trang trí để bàn là hợp lý nhất. Không chỉ giúp cho không gian thêm ấn tượng, hơi thở của sa mạc, mà còn giúp bạn gặp nhiều may mắn.

Tiểu cảnh xương rồng gồm những cây nào?

Tiểu cảnh xương rồng gồm những cây nào?

Với sự đa dạng về kích thước, màu sắc và kiểu dáng, đặc biệt là loài cây này dễ trồng và chăm sóc, bạn có thể lựa chọn bất kỳ loài xương rồng nào. Nhưng có một số loài phổ biến hay được sử dụng làm tiểu cảnh xương rồng như:

  • Xương rồng tai thỏ: loài cây này có kiểu dáng vô cùng đáng yêu, có 2 nhánh vươn lên như đôi tai thỏ con. Kích thước của loài cây này thường lên đến vài mét. Thích hợp với điều kiện của miền Nam và miền Trung.
  • Xương rồng Thanh Sơn: khác với dáng vẻ đáng yêu của xương rồng tai thỏ, xương rồng thanh sơn lại mang một vẻ hùng vĩ, uy nghiêm như một ngọn núi trập trùng. Loài cây này có một thân chính, từ thân chính mọc ra nhiều nhánh nhỏ có rãnh từ trên xuống. Vì dáng đẹp và độc đáo, nên xương rồng thanh sơn được nhiều người lựa chọn làm tiểu cảnh xương rồng.
  • Xương rồng bánh sinh nhật: nghe cái tên có vẻ hơi kỳ kỳ nhưng hình dáng xương rồng bánh sinh nhật lại không khác gì với cái tên gọi của nó. Cây xương rồng bánh sinh nhật có thân hình tròn, bao quanh bởi một lớp gai, ra hoa ngay ở trung tâm hình tròn. Loại cây này nhỏ nhắn, vô cùng thích hợp để làm tiểu cảnh mini để bàn. Ngoài ra, nó còn giúp thanh lọc không khí.

Xem thêm: Hướng Dẫn Chi Tiết Cách Chăm Xương Rồng Ra Hoa Cho Người Mới

Chi tiết cách làm tiểu cảnh xương rồng đơn giản

Cách làm tiểu cảnh xương rồng đơn giản:

Chọn cây xương rồng: chọn cây khỏe mạnh, có kiểu dáng đẹp, dễ chăm sóc một chút.

Chọn chậu làm tiểu cảnh: chậu phải có lỗ thoát nước tốt. Phổ biến nhất là chậu sứ, chậu đá, chậu gỗ,…

Chọn đất: loại đất có độ tơi xốp cao, không gây ngập úng cho rễ xương rồng.

Chọn các phụ kiện kèm theo: những mẫu hoạt hình, cát, sỏi.

Sau đó chúng ta bắt tay vào công đoạn làm tiểu cảnh:

Bước 1: Chúng ta chuẩn bị chậu và bỏ đất vào, khoảng chừng ⅔ chậu là ổn.

Bước 2: Chúng ta lấy xương rồng đã chọn, trồng vào giữa chậu, sau đó lấy thêm sen đá, Cẩm Nhung đặt vào, sao cho phù hợp và cân bằng không gian chậu.

Bước 3: Bạn có thể đặt thêm các mô hình, ngôi nhà, bụi cây,…theo ý tưởng của mình.

Bước 4: Nếu muốn chậu xương rồng thêm ấn tượng, có thể rải thêm sỏi trắng nhỏ, hoặc thảm cỏ đều được.

Bước 5: Thêm các phụ kiện nhỏ nếu có ý tưởng càng tốt.

Trên thực tế, thì ngoài cách làm tiểu cảnh xương rồng đơn giản ở trên, bạn cũng có rất nhiều cách làm khác nữa. Đây chỉ là mẫu cơ bản cho bản tham khảo, bạn có thể lên ý tưởng cho tiểu cảnh của mình rồi bắt tay thực hiện thôi.

Chi tiết cách làm tiểu cảnh xương rồng đơn giản

Một số tiểu cảnh xương rồng đẹp

Cùng chiêm ngưỡng một số tiểu cảnh xương rồng đẹp sau đây:

Mix Tiểu cảnh xương rồng
Mix Tiểu cảnh xương rồng
Tiểu cảnh xương rồng đẹp
Tiểu cảnh xương rồng đẹp

Tìm hiểu: Xương Rồng Thanh Sơn: Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Chăm Sóc Và Nhân Giống

Chăm sóc tiểu cảnh xương rồng như thế nào?

Lượng nước:

Sendakimcuong.com chỉ bạn tùy thuộc vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại xương rồng, mà bạn linh hoạt tưới nước cho xương rồng. Nếu tưới nước nhiều quá thì cây dễ ngập úng, không nếu để khô quá thì cây lại bị héo không phát triển được. Vì vậy, bạn phải cần phải để ý kỹ bước này, mỗi lần tưới, bạn chỉ cần tưới một lượng vừa đủ. Tưới 2 – 3 lần/tuần nếu không mưa.

Nếu trong mùa mưa, không nên để cho xương rồng ở ngoài trời quá lâu, dễ ngập úng.

Bạn nên để xương rồng ở không gian hạn chế nước mưa, nhưng vẫn có nắng ấm như ban công cũng là ý hay.

Ánh sáng

Xương rồng ưa ánh sáng mặt trời, đặc biệt là ánh sáng vào buổi sớm mai. Nhưng nếu có thể hãy để xương rồng được phơi nắng ít nhất 6 tiếng/ngày.

Với những cây xương rồng, hạt giống mới nảy mầm, vườn ươm,…thì bạn chỉ cần cho phơi nắng khoảng 1 – 2 tiếng là đủ.

Chú ý là không nên để trong nhà quá lâu. Hay phơi xương rồng dưới nắng quá gắt.

Tiểu cảnh xương rồng trong nhà thì chỉ cần phơi 2 -3 lần.

Nhiệt độ

Xương rồng vốn là loài ưa khô hạn, như thời tiết sa mạc, hoang mạc mà cây vẫn có thể sống tươi tốt. Tuy nhiên, nhiệt độ cũng không nên quá cao, không nên quá thấp quá.

Chất dinh dưỡng

Cũng giống sen đá, xương rồng không đòi hỏi quá nhiều chất dinh dưỡng. Nên không cần bón phân nhiều, chỉ cần cứ 4 tháng bón cho xương rồng một lượng ít phân bò. Sử dụng phương pháp trộn cùng với đất cũng là giải pháp hay.

Dù là ở bàn làm việc, nhà ở, bạn chỉ cần đặt một thôi, điều này cũng giúp bạn trở nên vui vẻ, không gian trong lành hơn rất nhiều. Tuy nhiên, để làm được tiểu cảnh ấn tượng thì bạn phải lên ý tưởng và cần kiên nhẫn thiết kế. Sendakimcuong Chúc bạn làm ra được một tiểu cảnh xương rồng độc đáo cho riêng mình nhé.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*