Cách Ghép Hoa Càng Cua Vào Cây Xương Rồng? Cách Trồng Và Chăm Sóc

Hình ảnh chậu cây hoa càng cua

Cây xương rồng là loài cây quá quen thuộc trong của sống của chúng ta. Chúng vốn không còn xa lạ gì nữa, khi bạn có thể dễ dàng mua cho mình một chậu cây xương rồng mini cho bản thân ở các tiệm cây. Thế bạn đã biết cách trồng và chăm sóc loài cây này chưa? Chẳng hạn như cách ghép hoa càng cua vào cây xương rồng? Cùng đọc bài viết và tìm ra cho bản thân bạn những cách trồng cây tốt nhất nhé.

Mục Lục

Cách ghép hoa càng cua vào cây xương rồng

Có hai cách ghép hoa càng cua vào cây xương rồng đó là:

Cách 1: Nhân giống cây bằng cách giâm cành. Bạn chỉ cần cắt một cành của cây càng cua và giâm xuống đất ẩm là sẽ tự động mọc lên một cái cây mới. Phương pháp này không cần đòi hỏi kỹ năng và chuyên môn quá nhiều nhưng vẫn có thể làm được. Tuy nhiên, phương pháp trồng này sẽ cho ít hoa hơn.

Cách 2: Nhân giống bằng cách ghép thân trên của cây xương rồng. Bạn hãy lựa chọn một cây xương rồng phát triển tốt hoặc dùng một cây thanh long để làm gốc cho ghép. Cách ghép này vô cùng đơn giản, chỉ cần cắt một nhánh cây càng cua sau đó lấy dao rọc một đoạn thẳng trên thân cây xương rồng và cắm vào. Tiếp theo là lấy một mẩu tăm nhỏ để cố định cây lại. Việc còn lại là chờ mủ cây khô và dùng keo liền da để gắn.

Và đây sẽ là 2 cách ghép hoa càng cua vào cây xương rồng đơn giản, tiết kiệm thời gian và công sức nhất.

Hình ảnh chậu cây hoa càng cua
Hình ảnh chậu cây hoa càng cua

Tham khảo: Một số loại xương rồng đẹp hiện nay và điều thú vị về hoa của chúng

Cách trồng và chăm sóc hoa càng cua ghép vào cây xương rồng

Cây xương rồng có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc, bán hoang mạc… cho nên việc trồng và chăm sóc loài cây này không quá khó khăn. Tuy nhiên để có một chậu cây xương rồng xinh đẹp và phát triển tươi tốt thì bạn cần lưu ý những yếu tố sau:

Ánh sáng

Cây có nguồn gốc và sinh sống phổ biến ở những vùng có nhiệt độ cao do đó ánh sáng mạnh là điều cần thiết để cây có thể phát triển khỏe mạnh. Bạn nên đặt cây xương rồng ở những nơi có nhiều ánh sáng như ban công, cửa sổ,…

Nước tưới

Cây có khả năng dự trữ và kiểm soát lượng hơi nước thoát ra ngoài vô cùng tuyệt vời. Bạn không nên tưới cây quá nhiều, điều đó sẽ gây ngập úng và giết chết cây. Mỗi ngày bạn chỉ nên tưới phun sương cho cây một lần hoặc 3,4 lần trong một tuần.

Đất trồng

Đất trồng bạn nên trộn hỗn hợp ⅓ phân trộn, ⅓ đá perlit và ⅓ cát làm vườn. Đảm bảo đất tơi xốp, thông thoáng, có khả năng thoát nước tốt.

Hình ảnh chậu cây xương rồng được trồng làm cảnh
Hình ảnh chậu cây xương rồng được trồng làm cảnh

Xem thêm: Ý Nghĩa Tuyệt Vời Của Xương Rồng Nở Hoa Mà Bạn Nên Biết

Công dụng của cây xương rồng trong cuộc sống

Công dụng chính của cây xương rồng là trồng để trang trí góc học tập,làm việc. Tạo cảnh quan cho ngôi nhà và khu vườn của bạn. Ngoài ra cây còn được biết đến với khả năng đem lại may mắn, xua đuổi tà mà, năng lượng xấu và tiêu cực cho người trồng.

Cây xương rồng còn được trồng làm nguyên liệu cho các món đặc sản ở nhiều vùng miền. Cây được trồng làm thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh. Trong đông y cây xương rồng có thể chữa bệnh đau lưng, viêm dạ dày, tiểu đường và ngăn ngừa các tế bào  ung thư…

Xem thêm: Góc Giải Đáp: Trồng Sen Đá Có Tốt Không Dành Cho Gia Chủ Nên Biết

Ý nghĩa của cây xương rồng trong cuộc sống

Cây xương rồng được nhiều người yêu thích không phải chỉ vì vẻ bề ngoài bắt mắt, độc đáo mà còn do ý nghĩa sâu sắc bên trong loài cây này.

Ý nghĩa về sức sống bền bỉ, mãnh liệt. Bạn thấy đó, tuy sống ở vùng đất khô hạn, nghèo nàn về mặt dinh dưỡng, lại thêm khí hậu nóng nực như thế, mà xương rồng vẫn sống tốt. Vì thế, cây được xem là biểu tượng cho ý chí kiên cường, sức sống bền bỉ dù hoàn cảnh có khó khăn, khắc nghiệt thế nào.

Xương rồng còn mang ý nghĩa rất đặc biệt về tình yêu, nếu như một người nào đó tặng cho bạn chậu cây xương rồng, đó được xem như là một lời tỏ tình thầm kín đấy. Bên cạnh đó, xương rồng cũng tượng trưng cho một tình yêu âm thầm, lặng lẽ nhưng bền vững. Tình yêu này đẹp đẽ và rực rỡ tựa như một đóa hoa của xương rồng, rất hiếm khi nở, nhưng một khi đã nở thì phải khiến mọi người đều thán phục và tôn vinh.

Kết bài

Với việc đọc bài viết trên của https://sendakimcuong.net/ đã cung cấp cho bạn các cách trồng và chăm sóc cây xương rồng để cây có thể phát triển tươi tốt nhất. Cách ghép hoa càng cua vào cây xương rồng cũng được đề cập ở bài viết trên. Cây xương rồng là một loài cây có nguồn gốc ở Châu Á, được phổ biến trồng ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới. Chần chờ gì mà không mua cho mình một chậu cây để trồng bạn nhỉ?

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*