Cách trồng xương rồng trong chậu không khó như bạn nghĩ đâu. Chỉ là bạn mới bắt tay vào nên có hơi bỡ ngỡ thôi. Loài xương rồng vốn dễ thích nghi, có sức sống mãnh liệt, vì vậy bạn chỉ cần lưu ý một chút về kỹ thuật trồng và chăm sóc thôi. Đảm bảo cách trồng cực kỳ đơn giản.
Mục Lục
Cách trồng xương rồng trong chậu từ hạt
Bước 1: Chọn hạt giống
Bạn chọn sẵn loại hạt giống xương rồng mà bạn muốn trồng. Yên tâm là ở các cửa hàng giống làm vườn hoặc tìm các nhà cung cấp, không hề thiếu nhé.
Lưu ý: loại hạt được chọn làm giống phải tốt, không thối, không ẩm, không mốc.
Bước 2: Cách trồng xương rồng trong chậu từ hạt
- Sau khi chọn được hạt, bạn cho đất vào chậu đã chọn. Nhớ là làm ẩm đất trước khi trồng, chỉ ẩm thôi nhé, không được để nước đọng lại.
- Rải các hạt giống lên trên mặt đất, chú ý không chôn hạt.
- Cuối cùng phủ một lớp đất hoặc chỉ cần một lớp cát thật mỏng lên hạt là được.
Lưu ý: Với đất trồng xương rồng, phải đảm bảo thoát nước tốt, phải xử lý tốt những mầm bệnh có trong đất. Còn xử lý như thế nào thì đã có trong bài Hướng dẫn chi tiết các bước làm đất trồng xương rồng hiệu quả nhất mà chúng mình đã chia sẻ ở phần trước.
Bước 3: Đậy miệng chậu và đem phơi nắng
- Sau khi đã làm ẩm đất và gieo hạt giống xuống xong xuôi, bạn đậy miệng chậu bằng nắp trong suốt hoặc túi ni lông.
- Hãy chọn một vị trí tốt, nơi mà có thể đón nhiều ánh nắng mặt trời, như cửa sổ, ban công chẳng hạn. Hoặc bạn có thể chọn nơi đặt mà mình thích, tuy nhiên chú ý là không chọn chỗ có nắng gay gắt và liên tục.
- Tùy thuộc vào mỗi loài xương rồng, mà quá trình nảy mầm có thể dài hoặc ngắn khác nhau. Hãy kiên nhẫn chờ những hạt giống nảy mầm nhé.
Bước 4: giữ cho xương rồng ở nhiệt độ ổn định
- Không phải cứ nghĩ xương rồng ở sa mạc thì nó sẽ chịu được cái nắng gay gắt đâu nhé. Điều này là hoàn toàn sai lầm rồi. Xương rồng là loài thích thời tiết ôn hòa, luôn ấm áp. Nhiệt độ dao động khoảng từ 21 – 24 độ C là ổn định nhất.
Tham khảo: https://sendakimcuong.net/cach-cham-xuong-rong-ra-hoa/
Cách trồng xương rồng trong chậu từ chiết cành
- Với cách trồng xương rồng trong chậu từ chiết cành thì bạn chỉ việc dùng dao cắt nhánh xương rồng mà mình muốn. Để khoảng 2 tuần, cho đến khi vết cắt khô lại thành sẹo thì mới mang đi trồng được
- Sau đó dùng loại dành riêng để trồng xương rồng, cho nhánh vào chậu, cho đất vào. Nhấn nhẹ quanh đất có chặt.
- Khoảng một thời gian sau, chỗ vết cắt sẽ mọc ra rễ, và lên cây con.
Lưu ý: Với bước này lưu ý rằng, cành mới cắt xong không nên đi trồng ngay lập tức mà phải chờ vết cắt khô lại.
Cách trồng xương rồng trong chậu cần lưu ý vấn đề gì khi chăm sóc:
Hạn chế việc tưới nước quá nhiều
- Nếu được tưới nước quá nhiều, xương rồng có thể dẫn đến tình trạng bị thối do nấm. Rễ cây tiếp xúc với hơi ẩm mà không thể thoát nước đúng cách, càng tạo môi trường cho nấm phát triển hơn.
- Cách phòng tránh bệnh thối rễ: hạn chế lượng nước và số lần tưới. Đồng thời sử dụng loại đất bầu chất lượng tốt, có độ thoát nước cao.
- Nếu phát hiện rễ bị thối hoặc chết, bạn cần phải loại bỏ những cây bị thối rữa để ngăn sự lây lan.
- Đối với trường hợp phát hiện các nhánh phồng lên, mềm, hơi nâu hoặc thối, nứt trên bề mặt. Bạn nên tách xương rồng ra khỏi chậu, cắt bỏ phần rễ đen xì, nhầy nhụa. Sau đó đem trồng vào chậu mới với đất sạch.
Phơi xương rồng dưới nắng gắt
Xương rồng nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá có thể sẽ chết, mà nếu tiếp xúc quá ít cũng sẽ chết. Vì vậy, bạn cần lưu ý:
- Không nên để cây xương rồng đang phát triển dưới cái nắng gay gắt, trực tiếp từ mặt trời. Bạn chỉ cần mang phơi nắng trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày.
- Chỉ nên phơi dưới cái nắng sáng sớm và chiều tối.
Nhiễm độc
Nếu chẳng may xương rồng bị sâu, sau khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì bạn hạn chế để xương rồng ngoài nắng nhé. Tốt nhất là nên đặt xương rồng ở nơi có bóng râm vài ngày sau khi sử dụng thuốc trừ sâu lên bề mặt cây. Cho đến khi hết thuốc trừ sâu thì có thể đưa xương rồng ra nắng trở lại.
Tham khảo: https://sendakimcuong.net/tieu-canh-xuong-rong/
Cây xương rồng “đóng vỏ”
Xương rồng sẽ trải qua quá trình “đóng vỏ” của mình. Khi đó các phần dưới cùng của một cây xương rồng trưởng thành từ từ bắt đầu phát triển bên ngoài, chúng có màu nâu, cứng như vỏ cây.
Lớp bần này tự nhiên thường bắt đầu ở gốc cây, có thể từ từ leo lên trên. Nhìn tình trạng này có vẻ là nghiêm trọng vì làm mất màu xanh của cây. Chuyển sang thành màu nâu, sẽ khiến bạn nhầm lẫn rằng cây đã chết. Tuy nhiên, đây cũng là hiện tượng bình thường, không cần quá lo lắng đâu.
Sâu hại
Cây trồng nào cũng vậy, cũng sẽ có sâu bệnh gây hại, cây xương rồng cũng không ngoại lệ. Tất cả các loại xương rồng đều có rệp, sáp, vảy, nấm gặm nhấm và nhện.
Khi thấy một trong những dấu hiệu trên xuất hiện, bạn cần rửa sạch những loài gây hại này bằng tăm bông và nước.
Cách trồng xương rồng trong chậu nhìn chung khá đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật quá cao siêu. Bạn chỉ cần áp dụng đúng kỹ thuật cơ bản mà mình chia sẻ trên này, Sen đá kim cương đảm bảo bạn sẽ có một chậu xương rồng trang trí đẹp và bền. Biết đâu được trong thời gian dài, chúng còn nở hoa mang điều may mắn đến cho bạn cũng nên.
Để lại một phản hồi