Cây Cẩm Thạch – Mang Vận May Đến Cho Gia Chủ

Hoa cẩm thạch có màu tím nhạt

Cây cẩm thạch hay cẩm thạch, có tên gọi khác là Cây dệu bò vằn, tên tiếng anh: Joyweed, Sanguinaria và  tên khoa học là  Alternanthera tenella, thuộc họ thực vật. Loài cây này có nguồn gốc từ Brazil và hiện này phân bố rộng khắp Việt Nam.

Mục Lục

Đặc điểm của Cây cẩm thạch

Cây cẩm thạch là cây bụi nhỏ có chiều cao từ 15 – 30 cm, dạng thân cỏ và phân cành nhiều. Lá cẩm thạch có màu sáng và dày, có hình tròn bầu tại đỉnh, mặt lá hơi sần, nhún. Lá cây có màu khá đặc biệt, màu xanh bóng cùng với các viền mép loan lổ màu trắng tạo cho cây có một vẻ đẹp riêng biệt.

Hoa cẩm thạch thường mọc thành từng cụm, có hình dạng như những cái chuông mini, có màu tím nhạt, cánh hoa mỏng như hoa dạ yến thảo. Thời giang hoa nở sẽ từ tháng 10 kéo dài đến tháng 4. 

Hoa cẩm thạch có màu tím nhạt
Hoa cẩm thạch có màu tím nhạt

Loài cây này phát triển nhanh, chịu được mọi thời tiết, khô hạn hay nắng nóng, lạnh giá, ẩm ướt thì cây đều có thể phát triển bình thường, quanh năm lá xanh tốt mỡ màng. Nhưng nhìn chung loài cây này ưa ẩm và chịu úng kém, bù lại cây lại sinh trưởng nhanh, dễ trồng và dễ chăm sóc. 

Ý nghĩa của cây cẩm thạch

Đây là một loài cây cảnh công trình, được trồng rộng rãi ở các công trình cảnh quan công cộng như công viên, khu dân cư, khu du lịch. Cây được trồng thành viền, thành từng khối để tạo cảnh quan đẹp cho khu vực ấy.

Lí do cho việc loài cây này được trồng rộng rãi là vì cây có những ưu điểm  như tuổi thọ cao, chịu hạn tốt và phát triển nhanh. Đối với các công trình công cộng thì không cần chăm sóc quá cầu kì, mà cây vẫn tươi tốt.

Cây dễ trồng và dễ chăm sóc
Cây dễ trồng và dễ chăm sóc

Ngoài việc được trồng ở những cảnh quan công cộng thì cây cẩm thạch còn được trồng ở trong nhà, trong những chậu cây cảnh, trang trí trong nhà, trong văn phòng. Điều naỳ sẽ giúp mang lại sự tươi mát, không gian rộng rãi cho ngôi nhà. Ngoài ra cẩm thạch còn có thể thanh lọc không khí và loại bỏ bụi bẩn, đem lại không khí trong lành và mát mẻ.

Trong phong thủy, cẩm thạch có ý nghĩa mang lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Vì thế mà khi các dịp lễ quan trọng như tân gia, khai trương cửa hàng,… người ta thường lựa chọn cẩm thạch làm quà tặng cho gia chủ.

Xem thêm: https://sendakimcuong.net/cay-co-nhat/

Cách trồng và chăm sóc cây cẩm thạch

Cẩm thạch là loài cây sinh trường và phát triển nhanh, không kén môi trường sống nên quá trình trồng và chăm sóc cũng  khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. 

Chuẩn bị đất trồng: cẩm thạch là loài cây có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên để cây phát triển khỏe mạnh thì đất nên trộn thêm phân chuồng, phân hữu cơ hay mùn cưa,… để cung cấp thêm dinh dưỡng, tạo độ tơi xốp cho đất, giúp cây không bị úng nước. 

Tưới nước: đối với cây non, cần duy trì tưới mỗi ngày một lần vào buổi sáng để cây nhanh ra rễ và lớn nhanh hơn. Khi cây là lớn hơn thì tưới 2-3 lần một tuần, hoặc tưới 1 lần nếu trồng trong nhà. Vì cây chịu úng kém nên mỗi khi tưới bạn nên chú ý không tưới quá nhiều, tránh bị úng rễ.

Cây non cần được tưới nước thường xuyên
Cây non cần được tưới nước thường xuyên

Ánh sáng dành cho cây

Cây Cẩm thạch là một loài cây ưa sáng, vì vậy bạn nên đặt cây ở những nơi có nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công, sân vườn,… như vậy sẽ kích thích cây quang hợp và phát triển tốt. Nếu như trồng trong nhà thì bạn nên mang ra ngoài trời mỗi tuần 1 tiếng để cây quang hợp. 

Tìm hiểu bài viết khác: https://sendakimcuong.net/cay-truc-phat-tai/

Dinh dưỡng cho cây

Bạn không cần quá nhiều dinh dưỡng nên nhu cầu phân bón của cây cẩm thạch không cao, nếu được chỉ cần định kỳ 3 – 4 tháng bón một ít phân NPK cho cây là đủ. Khi đến mùa hoa nở thì có thể bón thêm một ít để hoa nở nhiều và đẹp hơn.

Phòng trừ sâu bệnh 

Loài cây này rất ít khi bị sâu bệnh, và rất dễ chăm sóc. Một số trường hợp bị sâu bệnh thường là có sâu hoặc sên ăn lá, trường hợp này thì xử lí dễ dàng, bạn cần chú ys quan sát và loại bỏ sâu, sên là cây lại phát triển bình thường. 

Lưu ý: Khi mới trồng cây, đối với thủy canh, hay sử dụng nước làm môi trường trồng cây thì cần pha thêm hỗn hợp phân bón rất loãng. Nếu trồng trong đất, bạn cần chú ý  dinh dưỡng, giữ cho đất có độ ẩm và mềm, đủ chất dinh dưỡng. Với các phương pháp giâm cành, thì cần che chắn các cành giâm với túi nhựa để giữ ẩm cho cây và bảo vệ vết cắt. Ngoài ra nên bỏ túi nhựa khoảng 3 – 4 tiếng mỗi ngày để cây có thể trao đổi không khí.

Phần kết

Bài viết này đã cũng cấp một số thông tin về cây cẩm thạch như cách trồng, đặc điểm, ý nghĩa của cẩm thạch. Hi vọng sẽ đem lại nhiều thông tin bổ ích và giúp bạn có được những chậu cẩm thạch tuyệt đẹp cho ngôi nhà của mình.

Đánh giá post

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*