Cây Chuối Cảnh Trồng Trong Nhà – Cách Trồng Và Chăm Sóc

Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời
Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời

Hình ảnh cây chuối đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được trồng ở sân vườn. Nhưng cây chuối cảnh chắc hẳn vẫn còn xa lạ với nhiều người. Chuối cảnh hay còn được gọi là cây chuối rẻ quạt, cây chuối cọ, cây đại phú gia, chuối thiên điểu… Chúng có tên khoa học là Ravenala madagascariensis, thuộc họ Thiên Điểu. Đây là một loại cây cảnh phổ biến hiện nay, được du nhập từ Madagascar tới các nước khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.

Mục Lục

Đặc điểm cây chuối cảnh

Cây chuối cảnh là một loại cây cảnh có kích thước lớn trong số loại cây trồng trong nhà, có chiều cao từ 1 – 1,2m, thấp hơn so với các loại cây chuối khác. Ở phần thân có những lá bẹ bao bọc lấy nhau thành thân giả, khiến nhiều người lầm tưởng đây là thân chuối thật. Thân chuối cảnh có kích thước từ 2- 8cm. Khi còn non thì thân giả có màu xanh, mướt và trơn rồi khi trưởng thành xù xì và có màu nâu sẫm.

Chuối cảnh có kích thước lớn so với các loại cây cảnh khác
Chuối cảnh có kích thước lớn so với các loại cây cảnh khác

Các phiến lá có hình bầu dục, mọc thành từng tầng. Lá có màu xanh thẫm, mọc chĩa ra ngoài như những cánh quạt. Lá cây chuối có 3 phần chính: Bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Phần bẹ lá mọc thành từng lớp bao bọc với nhau tạo thành thân giả của cây chuối. Phần cuống lá mọc từ phần bẹ và nối liền phiến lá. Phần phiến lá to và dài, dễ bị rách khi gặp gió to. 

Hoa chuối cảnh có mùi thơm ngát và to hơn các loại hoa cảnh khác. Trong quá trình phát triển, hoa chuối phát triển thành quả chuối. Chuối cảnh mọc thành từng buồng, mỗi buồng chuối có từ 3-20 nải, mỗi nải có khoảng 10-20 quả chuối. Trái chuối cong, hình thon dài, khi còn non, quả chuối có màu xanh, khá cứng và ngả vàng khi chín. Chuối chín mềm và ăn có vị ngọt, và có nhiều chất dinh dưỡng.

Tác dụng của chuối cảnh

Cây chuối cảnh cũng giống như chuối thường, có nhiều công dụng, tuy nhiên sẽ chủ yếu để làm đẹp cho không gian sống. Chuối cảnh được trồng trong nhà để làm cây cảnh giúp trang trí và thanh lọc không khí. 

Cây chuối cảnh trang trí ngôi nhà
Cây chuối cảnh trang trí ngôi nhà

Ý nghĩa của chuối cảnh

Ngoài tác dụng làm đẹp, chuối cảnh với màu xanh lá dịu nhẹ khiến cho gia chủ cảm thấy thoải mái và thư giãn. Bên cạnh đó còn giúp thanh lọc không khí, đem lại không khí trong lành cho ngôi nhà.

Trong phong thủy, người xưa đã có câu “trước cau sau chuối” để nói về vị trí trồng cây. Chuối cảnh đặt ở vị trí sau nhà sẽ giúp loại trừ những luồng khí xấu xâm nhập ngôi nhà từ phía sau. Ngoài ra các tàu lá chuối to, dài, hướng ra bên ngoài như đón tài lộc tới ngôi nhà, màu xanh bóng mượt thể hiện sự dồi dào, trù phú, thể hiện sự sinh sôi nảy nở. 

>>> Tham khảo thêm: Cây Thiết Mộc Lan – Những Ý Nghĩa Đằng Sau Loài Cây Đặc Biệt

Cách trồng chuối cảnh

Cây chuối cảnh có 2 cách để trồng là nhân giống bằng phương pháp gieo hạt hoặc chiết từ cây chuối mẹ. Sau khoảng 4-6 tuần, hạt giống sẽ nảy mầm thành cây, sau đó đặt cây non ở nơi có nắng nhẹ và chăm sóc cây thường xuyên để cây lớn nhanh. 

Ngoài ra có thể mua chuối cảnh đã lớn để trồng, sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và cũng dễ chăm sóc hơn.

Cách chăm sóc cây

Ánh sáng: Cây chuối cảnh là những cây ưa sáng, tán lá to rộng, xanh đậm vì vậy mà hấp thụ rất nhiều ánh sáng. Để cây có thể phát triển, bạn nên đặt cây ở nơi có ánh sáng trực tiếp như ban công, cửa sổ. Nếu ngôi nhà không có không gian như vậy thì mỗi tuần nên mang cây ra ngoài trời vài lần để cây hấp thụ ánh sáng, giúp cây lớn xanh tốt và khỏe mạnh hơn.

Nhiệt độ: Đây là một loại cây ưa nóng ẩm, vì nó sinh trưởng ở khu vực có khí hậu nhiệt đới. Khi đặt cây trong nhà thì nên tránh nơi có điều hòa hay máy lạnh vì như vậy sẽ khiến cây chậm lớn. Trong trường hợp không thể đặt cây ở vị trí khác thì nên mang cây ra ngoài nắng thường xuyên để điều hòa nhiệt độ cho cây.

Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời
Đặt cây ở nơi có nhiều ánh sáng mặt trời

Tưới nước: Chuối cảnh cũng là một loại cây ưa nước vì nó rất căng mọng, cần nhiều nước. Tuy nhiên rễ của chúng lại rất dễ bị thối và dễ bị úng. Chính vì thế mỗi lần tưới bạn không nên tưới quá nhiều, chú ý quan sát độ ẩm của đất để tưới lượng nước phù hợp. Cách tốt nhất đó là chia nhỏ lượng nước và tưới nhiều lần cho cây không bị thiếu nước mà không bị úng rễ.

Đất trồng: Chuối cảnh có nhu cầu dinh dưỡng nhiều vì nó phát triển khá nhanh. Vì thế nên tiến hành bón phân hữu cơ nửa năm một lần để cây có đủ dinh dưỡng. Bên cạnh đó tạo độ tơi xốp cho đất, tạo chỗ thoát nước cho đất để rễ không bị úng nước. 

Phần kết

Chuối cảnh tuy lạ mà cũng gần gũi vô cùng. Nó cũng có những đặc điểm giống cây chuối thường, dễ chăm sóc nhưng cũng cần để ý độ ẩm và dinh dưỡng của cây để cây phát triển tốt nhất. Trồng loài cây này sẽ giúp ngôi nhà trở nên thoáng mát, trong lành hơn. Ngoài ra chuối cảnh còn giúp ngôi nhà trở nên xanh hơn, gia chủ cũng thấy thư giãn hơn. Vậy còn chần chờ gì mà không sở hữu một chậu cây cảnh cho ngôi nhà của bạn.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*