Cây phi lao hiện nay được trồng khá phổ biến ở nước ta, chúng thường được trồng để làm vành đai phòng hộ, một số cây được trồng để làm cảnh quan cho các khu chung cư, căn hộ cao cấp và dọc các con đường. Vậy cây phi lao có những đặc điểm gì? Nguồn gốc ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên cho bạn.
Mục Lục
Đặc điểm của cây phi lao về mặt hình thái và sinh lý
Cây phi lao hay còn có tên gọi khác là cây tùng dương, cây dương liễu,… chúng có tên khoa học là: Casuarina equisetifolia, thuộc họ thực vật Casuarinaceae (họ Phi Lao). Cây có nguồn gốc ở Australia, vào năm 1986, người Pháp đã đem cây về trồng ở Việt Nam. Và hiện nay loài cây này đang được ưa chuộng và trồng phổ biến khắp nơi.
Đặc điểm hình thái của cây phi lao
Phi lao là loài cây thân gỗ với chiều cao trung bình từ 15 – 20m. Bên ngoài thân cây, vỏ cây có màu nâu nhạt nhưng sau lớp vỏ thì cây lại có màu nâu hồng.
Cây phi lao có các cành nhỏ, có đốt cây, lá tiêu biến thành những vảy nhỏ thường có màu xanh sẫm. Chiều dài của lá chỉ từ 3 – 5cm. Vào mùa thu lá chuyển sang màu đỏ. Một số cây đột biến, lá cây có màu trắng.
Hoa của cây phi lao là hoa đơn tính, cụm hoa đực mọc vòng, tập trung nhiều nhất ở đầu cành. Khi hoa nở, nhụy hoa có màu vàng nâu nhìn trông giống như bị cháy xém. Còn đối với hoa cái thì mọc thành nhiều cụm ôm sát thân của cành cây. Khi tới mùa hoa, hoa nở có màu đỏ trông rất bắt mắt và thu hút ánh nhìn.
Quả cây thuộc dạng quả kép, vỏ quả sẽ hóa gỗ khi chín và tự rụng để phóng thích hạt ra ngoài. Hạt có khả năng tái sinh mạnh, cây con sẽ nhanh chóng mọc ra và phát triển khỏe mạnh.
Đặc điểm sinh lý của cây phi lao
Cây phi lao có tốc độ sinh trưởng và phát triển rất nhanh. Cây được trồng trên nhiều loại đất trồng khác nhau do đó cây có khả năng thích nghi tốt trong các điều kiện khí hậu. Do những điều đó mà cây được trồng để làm rừng phòng hộ, giúp cố định cát trên những đồi cát di động trên bãi biển.
Thân của cây khi cháy sinh ra một lượng nhiệt lớn nên được dùng làm gỗ đốt. Vì việc đó mà hiện nay cây đang bị chặt phá trầm trọng ở nhiều nơi gây ảnh hưởng xấu đến giống loài của cây.
Ngoài ra bạn có thể xem thêm: https://sendakimcuong.net/cay-tung-bach-diep/
Công dụng của cây phi lao
Cây phi lao đã phát triển và sinh trưởng nhiều vùng đất khác nhau và chúng hiện nay đang mọc phổ biến ở khắp nơi. Người dân ta đã tìm thấy lợi ích của nó và nhân giống loài cây này.
Cây phi lao có công dụng bảo vệ thiên nhiên
Cây Phi Lao được lựa chọn trồng ở những bìa rừng, ven biển, đây cũng là loại cây được trồng chắn gió cho đồng ruộng rất phổ biến ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải Miền Trung nước ta.
Cây mọc thẳng đứng, vững trãi đứng trên các đồi cát và như một thần hộ mệnh bảo vệ những loại cây trồng khác, bảo vệ nhà cửa, làng mạc, ruộng vườn cho người dân trước những cơn bão cát, bão lũ to lớn.
Tìm hiểu: https://sendakimcuong.net/hoa-tu-dang/
Cây phi lao có công dụng làm thuốc
Cây phi lao có Thành phần hoá học như sau: Vỏ cây có chứa 6 – 18% tanin. Còn có một chất tạo màu là casnarin. Trong vỏ cũng có gallocatechol, thường thấy xuất hiện cả gallocatechol và pyrocatechol.
- Ở Ấn Độ, người ta dùng vỏ cây để trị ỉa chảy và lỵ, nước sắc lá dùng trị đau bụng.
- Ở Indonesia, người ta lại dùng vỏ chữa đau dạ dày, ruột, lỵ, ỉa chảy, lại dùng điều kinh, chữa bệnh khi thai nghén, bệnh tê phù và nhức đầu.
- Ở Trung Quốc, người ta thường dùng vỏ thân và lá với những tác dụng như đã nêu lá được dùng trị sán khí.
- Ở nước ta, lá Phi lao được dùng xông chữa bệnh tổ đỉa và bệnh ngoài da, còn quả Phi lao được dùng để chữa chàm bìu
Cách trồng cây phi lao
Như những gì đã nói cây phi lao rất dễ thích nghi với nhiều loại điều kiện sống khác nhau nên việc trồng loại cây này cũng không quá khó khăn. Tuy vậy, để cây con sinh trưởng tốt, bạn nên pha đất với cát, thêm ít phân chuồng để tăng độ tơi xốp, dinh dưỡng.
Trong thời gian đầu khi cây còn trong bầu, bạn nên tưới nước đều đặn mỗi ngày một lần, khi tưới chỉ cần làm ẩm đất để tránh ngập úng. Nếu lá cây chuyển sang màu vàng thì có thể bón thêm phân lân hoặc đạm để bổ sung. Sau khoảng 3 thì thời điểm này cây đã phát triển khá ổn bạn có thể đem cây ra ngoài trồng hoặc bỏ vào chậu lớn.
Kết bài
Qua bài viết trên của https://sendakimcuong.net/ đã cung cấp cho bạn các thông tin về loài cây phi lao. Đây là một loài cây rất quan trọng trong việc bảo vệ nhà cửa ruộng vườn tránh khỏi các cơn bão giông. Loài cây này cũng được trồng làm cảnh, tạo mỹ quan cho thành phố.
Để lại một phản hồi