Cây Thịnh Vượng – Loài Cây Lý Tưởng Cho Những Người Ưa Thích Phong Thủy

cây thịnh vượng
cây thịnh vượng

Cây thịnh vượng là loài cây thường được nhiều người chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè. Điều này bắt nguồn từ ý nghĩa của cây và cũng từ cái tên thịnh vượng. Một cái tên cho thấy được sự trù phú, thịnh vượng trong cuộc sống. Ngoài cái tên này, cây thịnh vượng còn được gọi là Phong lộc hoa, có nguồn gốc từ Thái Lan. Quả là những cái tên đặc biệt.

Mục Lục

Đặc điểm cây thịnh vượng

Cây có chiều cao trung bình, khoảng 20 – 30cm, có dáng thẳng, thân mềm, thuộc dạng thân thảo, có màu xanh lục. Rễ cây thuộc loại rễ chùm có màu trắng ngà. Lá cây có nhiều màu xen lẫn như xanh, trắng, hồng, tạo một màu sắc đặc biệt cho cây. Lá hình bầu dục, to bản và nhọn ở phần đâu.

Lá cây có nhiều màu xen lẫn
Lá cây có nhiều màu xen lẫn

Đây là một loài cây ưa bóng mát, thích hợp trồng trong nhà, bàn làm việc. Đồng thời loại cây này lại rất phù hợp với đất, nước và khí hậu Việt Nam nên nó phát triển rất nhanh và cũng rất dễ chăm sóc. 

Ý nghĩa của thịnh vượng

Ngay từ cái tên, loài cây này đã mang ý nghĩa của sự may mắn, tốt lành, thịnh vượng cho gia chủ. Bên cạnh đó, nó còn giúp xua đuổi tà ma, xua đi những xui xẻo trong cuộc sống, đồng thời mang đến những điều tốt lành, tài lộc, giàu sang, thuận lợi tới gia chủ. Vì những ý nghĩa trên mà loài cây này rất được ưa chuộng trong việc tặng quà cho người thân và bạn bè trong dịp lễ, trồng trang trí trong nhà, góc làm việc, văn phòng,…

Cây Thịnh Vượng hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Cây Thịnh Vượng mang nhiều sắc hồng rực rỡ nên được coi là cây mang hành Hỏa. Chính vì thế mà những người mệnh Hỏa hay Thổ rất thích hợp trồng loài cây này. Nó giúp cho công việc thuận lợi, mọi việc may mắn hơn đối với gia chủ mệnh Hỏa, hay mệnh Thổ. 

Ngoài ra thịnh vượng còn hợp với những người tuổi Thân, đặc biệt là tuổi Thân mang mệnh Hỏa thì càng là sự kết hợp hoàn hảo. Những người này sở hữu những chậu thịnh vượng sẽ thu hút vượng khí, mang đến sự tài lộc, giàu sang, phú quý đến cho họ. 

Vị trí đặt cây 

Thịnh Vượng thường đặt ở nơi kín, ít ánh sáng như bàn học, bàn làm việc, bàn ăn, quầy thu ngân, phòng họp, của sổ,  giá sách…Đặt ở những vị trí này vừa giúp thu hút tài lộc, vừa đem lại sự tươi tắn cho không gian của bạn.

Thông thường Thịnh Vượng được sẽ có 2 cách trang trí phụ thuộc vào mục đích của gia chủ, có thể để trong nhà để làm đẹp không gian, thêm màu xanh cho góc làm việc. Bên cạnh đó là trồng để trang trí bên ngoài sân vườn, tạo cảnh quan nhiệt đới cho khu vườn của bạn, trang trí nhà vào ngày Tết.

Cách chăm sóc Thịnh Vượng 

Có hai cách rất phổ biến khi trồng cây loài cây này đó là trồng trong môi trường thủy sinh và trồng trong môi trường đất. Loài cây này có sức sống mãnh liệt và cũng không quá khó để chăm sóc. Tuy nhiên trong quá trình trồng cây cần lưu ý một số điều sau:

Ánh sáng: Loài cây nay tuy ưa bóng nhưng cũng nên để cây ra nơi có ánh sáng hoặc một tuần mang cây ra ngoài trời 1-2 lần, trong khoảng từ 7 giờ đến 10 giờ sáng để cây có thể phát triển một cách tốt nhất. Vì đây là loại cây lá có nhiều sắc tố, nên bạn cần đặt cây nơi có ánh sáng, ít nhất cần từ 2-3 giờ sáng tự nhiên.

Tuy cây có thể đặt trang trí trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh nhưng một tuần cần mang cây ra phơi nắng để tiêu diệt vi khuẩn có hại cho cây.

>>> Tham khảo thêm: Tiết Lộ Những Ý Nghĩa Đặc Biệt Của Cây Hoa Đại Bạn Chưa Từng Nghe

Đối với Thịnh Vượng trồng thủy sinh

Trước khi cho vào chậu đựng dung dịch thủy canh, cần phải rửa sạch rễ cây, mỗi tuần thay nước cho cây một lần, đồng thời cắt tỉa rễ cây đã thối để tránh ô nhiễm môi trường dinh dưỡng của cây. Khi chọn cây, cần chọn những cây có chiều cao bằng 1,5 lần so với chậu, có tán lá che được mặt chậu. Lưu ý khi thay nước, cần lấy cây ra bên ngoài rồi mới tiến hành thay nước.

Cây thịnh vượng trồng trong nước
Cây thịnh vượng trồng trong nước

Đối với Thịnh Vượng trồng trong đất

Đối với hình thức này, mỗi ngày chỉ nên tưới một lượng nước nhỏ, không cần tưới nhiều vì sẽ làm hỏng rễ cây. Đồng thời dọn dẹp những phần lá đã vàng hoặc héo, vừa làm đẹp cho cây, vừa giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Mỗi năm nên thay đất một lần để hạn chế vi khuẩn có hại có ở trong đất, gây tác động xấu đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Thịnh vượng trồng trong đất
Thịnh vượng trồng trong đất

Phòng trừ sâu bệnh: Cây rất dễ mắc bệnh thối lá do vi khuẩn Erwinia Carotovora hoặc nấm Legniowe, bệnh héo Fusarium do nấm Fassrium gây nên, bệnh này làm thân cây chuyển sang màu đen và bị thối rữa.

Phần kết

Với những  màu sắc sặc sỡ như đỏ, cam, hồng, xanh cẩm thạch…. viền lá có màu  xanh lục, cây thịnh vượng trở lên nổi bật và đặc biệt hơn trong góc sân vườn, góp phần tô điểm thêm không gian sống. Với những thông tin trên, hy vọng bạn sẽ tìm được chậu thịnh vượng ưng ý cho không gian sống của mình.

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*