Xương rồng móc câu, chắc hẳn các bạn yêu thực vật sẽ từng nghe quá cái tên này một vài lần, nhưng tên chính xác của nó là xương rồng Hamato. Xương rồng Hamato có hình dạng ra sao? Cách trồng chăm sóc như thế nào mà được lòng nhiều người như vậy? Nó cũng thường xuyên góp mặt vào danh sách các loài xương rồng bạn nên mua để trang trí. Bài viết của chúng Sendakimcuong.com sẽ giải đáp cho bạn đọc những điều cơ bản nhất về loài xương rồng Hamato này.
Mục Lục
Nguồn gốc, đặc điểm, và ý nghĩa của xương rồng Hamato
Xương rồng nói chung thuộc họ Cactaceae, chúng có hơn 1800 loài khác nhau và xương rồng Hamato (tên đầy đủ là Hamatocactus setispinus) cũng nằm trong số đó. Chúng đến từ vùng sa mạc châu Mỹ. Trong tiếng Latin cái tên “Hamato” là “Hamatus”, có nghĩa là “cái lưỡi câu” để nói đến đặc điểm của loài xương rồng này có gai dạng móc câu. Xương rồng Hamato thường mọc thành cây riêng lẻ, cây thường có dáng hình cầu hoặc hình trụ nhưng không cao. Đôi khi chúng mọc ít cây con dưới gốc, cây con có thể tách ra để nhân giống. Trên thân cây, các gai nhọn ngắn đều, có hình dạng lưỡi câu mọc trên mép của các múi cây.
Liệu xương rồng Hamato có cho ra hoa không? Câu trả lời là có, mà thường xuyên nở hoa là đằng khác. Hoa có màu vàng óng ánh đặc trưng, phần giữa ở trong hoa là màu đỏ tươi tô điểm nổi bật, cánh hoa có kích thước từ 3-7cm. Xương rồng Hamato thường nở hoa nhiều vào mùa hè khi trời tiết ấm áp. Hoa của cây mùi hương thơm dịu nhẹ đặc trưng. Bởi những điểm trên mà người ta thường nói vui về loài xương rồng Hamato là “cỗ máy ra hoa”.
Loài xương rồng nói chung và xương rồng Hamato đều có sức sống lâu dài, mạnh mẽ nhưng ít khi nào thể hiện ra ngoài. Nên nó đại diện cho một con người tuy bề ngoài cứng rắn, mạnh mẽ nhưng bên trong nhiều tình cảm, thủy chung, chỉ biết để trong lòng chứ không thổ lộ ra.
Khi biết về loài xương rồng Hamato này bạn thấy chúng thật đáng yêu đúng không. Vậy khi mua về chúng ta nên làm gì? Để sang chậu khác hoặc trồng để làm sao để không bị sai? Mời bạn đọc tiếp nhé.
Chăm sóc cho cây xương rồng Hamato
Xương rồng Hamato có xuất xứ từ vùng sa mạc hoang sơ nên tương đối dễ chăm hơn các loài cây kiểng khác vì tính dễ thích nghi, chịu được khô hạn. Không cần nhiều dưỡng chất và bón phân thường xuyên, và hiếm khi bị sâu bệnh.
Cây rất thích nơi thoáng đãng và ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Chỉ cần đem tắm nắng chúng vào 1 lần trong ngày, hoặc tối thiểu tầm 1-2 ngày 1 lần là được. Còn đối với xương rồng con, thì để ở nơi có ánh sáng nhẹ hơn, và phơi tầm 1-2 giờ là đủ. Nếu bạn thấy thân chúng có màu vàng nâu hoặc bị đen đi thì nguyên nhân do bạn phơi nắng chúng quá nhiều, gây ra hiện tượng “cháy da cây”.
Dù đây là loài ưa hạn nhưng không vì vậy mà bạn bỏ qua bước tưới cây đâu. Bạn hãy nhớ tưới nhiều vào mùa nóng, tưới ít vào mùa lạnh, không tưới quá nhiều, tưới phun hoặc vừa đủ ướt trên bền mặt, tầm 2-3 ngày tưới một lần.
Chậu cây càng nhỏ thì tưới nhiều hơn so với chậu lớn, hoặc nếu bạn quá bận rộn thì cũng nên để ý thấy đất khô thì tưới là được. Nếu bạn muốn cây chăm cây phát triển hơn nữa thì có thể cung cấp dinh dưỡng thêm cho cây. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại phân bón bạn có thể tìm hiểu thêm về chúng để có thể chăm bón đúng cách nhất.
Cách trồng xương rồng Hamato đúng cách
Như đã đề cập, xương rồng Hamato dễ trồng. Chúng hay lọt top các loài cây nên mua về trồng làm cây cảnh. Cây nhân giống bằng phương pháp giâm cây con hoặc gieo hạt, nhưng thường mọi người hay chọn cách gieo hạt vì tỉ lệ thành công cao hơn. Dù cách nào đi nữa chúng ta đề có kỹ thuật trồng cây như sau:
Phần đất trồng
Xương rồng Hamato chuộng đất xốp. Hỗn hợp đất trồng thường sẽ có: phân bò (có thể thay bằng phân dê, gà, cá), trấu đốt, mùn dừa đã được xử lý qua, sỉ than (than tổ ong đã đốt) 60-70%, thuốc chống sâu bệnh, đá sỏi trang trí. Bạn có thể trộn xỉ than + đất thịt nhưng tỉ lệ phải đạt trên 80%. Với cây đất trồng quan trọng nhất phải có độ tơi xốp, thoáng khí.
Cách trồng cây
Bước đầu, bạn đổ một lớp xỉ than hoặc đất nung dưới đáy chậu tầm 30% chiều cao chậu là được. Sau đấy bạn đổ tiếp lớp đất đã trộn trước đó vào (50-70% chiều cao chậu), đặt cây vào rồi đổ thêm một lớp mỏng đất lên.
Tiếp tục bỏ xỉ than hoặc đất nung lên để tránh khi tưới đất sẽ bắn lên, chèn kín gốc cây, còn không thì bạn nên tưới nhẹ nhàng tránh việc đất bắn ra ngoài chậu. Một lời khuyên cho bạn là nên sử dụng đất nung, pumice hoặc perlite có thể thông thoáng rải lên xung quanh gốc cây. Đừng dùng sỏi đá vì nó sẽ làm bí hơi đất, hấp hơi chết cây.
Phần kết
Bạn đừng quá lo lắng về phần đất trồng nếu bạn không hiểu, khi tư vấn tại Sendakimcuong.com sẽ nói chi tiết và cụ thể cho bạn dễ hình dung và đi lựa đất. Hoặc chúng có sẵn các loại nên bạn cứ yên tâm. Cây hơi khó một xíu về phần chậu nhưng cách chăm cây không khó tí nào.
Một loại cây không quá cầu kỳ trong khâu trồng trọt và chăm sóc, cho ra hoa đẹp và thơm như loài cây này đủ đáp ứng các yêu cầu cho những người bận rộn trong việc chăm sóc cây cảnh. Nhưng vẫn muốn tậu một chậu nhỏ xinh để trang trí hoặc làm quà tặng. Vậy tại sao còn ngần ngại mà không mua một em xương rồng Hamato về để làm mới không gian sống hoặc là một món quà xinh xắn cho đối phương nhỉ, hãy liên hệ với Sendakimcuong.com.
Để lại một phản hồi