Xương Rồng Kim Hổ: Đặc Điểm, Ý Nghĩa, Cách Trồng Và Nhân Giống

Sơ lược về đặc điểm của xương rồng kim hổ

Có thể bạn chưa biết, ngoài những loại thông thường thân cao, nhiều gai ra thì xương rồng còn có nhiều giống dùng làm cây cảnh rất đẹp. Nhân đây, xin giới thiệu cho bạn một loại xương rồng rất được yêu thích bởi vẻ ngoài lạ mắt – xương rồng kim hổ. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chăm sóc kim hổ để cây phát triển thật tốt.

Mục Lục

Sơ lược về đặc điểm của xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ còn được gọi là xương rồng bóng vàng và xuất xứ từ đất nước Mexico và Tây Nam nước Mỹ. Cây cũng thuộc họ Cactaceae và được đặt tên khoa học là Echinocactus grusonii. Cũng như những thực vật thuộc loài xương rồng thì cây cũng có đầy đủ đặc tính ưa nắng, thích nghi tốt với nhiều dạng địa hình.

Sơ lược về đặc điểm của xương rồng kim hổ
Cây kim hổ trưởng thành tốt khi được trồng ở nơi có đầy đủ ảnh sáng

Đặc điểm nổi bật của xương rồng kim hổ là cây có rễ chùm, thân màu xanh hình cầu, có đường kính lớn. Ở khắp thân mọc ra nhiều gai nhọn và cứng. Ở mỗi ngọn gai thường có một chỏm long len màu vàng. Cây kim hổ già có thể to đến 100cm và cao 100cm và có đến 30 cạnh.

Xương rồng kim hổ cũng là một loại xương rồng nở hoa. Hoa thường mọc lên ở ngọn cây và tạo thành hình vương miện lạ mắt. Hoa của cây xương rồng kim hổ cũng có màu vàng, hình phễu và thường tàn sau 4-5 ngày. Sau khi hoa tàn thì cho ra quả. Quả cây kim hổ màu xanh nhạt, và có màu trắng khi chín. Quả thường có nhiều hạt màu đen. Bạn có thể nhân giống cây kim hổ bằng cách ươm mầm những hạt này.

Ý nghĩa và công dụng của xương rồng kim hổ

Xương rồng kim hổ cũng thuộc loại xương rồng sinh sống ở nơi khắc nghiệt, dễ thích nghi với mọi điều kiện thời tiết. Cho nên, cây cũng đại diện cho tuýp người mạnh mẽ, kiên định, sống lý trí và luôn cố gắng để vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn.

Ý nghĩa và công dụng của xương rồng kim hổ
Xương rồng kim hổ dùng làm vật trang trí không gian sống

Loài xương rồng tuy gai góc, xù xì nhưng bên trong luôn lắp đầy nước như những người vẻ ngoài tuy cứng rắn, thô kệch nhưng bên trong luôn dịu dàng và tình cảm. Sức sống mãnh liệt của xương rồng kim hổ cũng tượng trưng cho một tình yêu phi thường, bền vững vượt hết mọi khó khăn gian khổ để kết nên những trái ngon ngọt lành.

Ngày nay, người ta thường dùng những chậu xương rồng để làm đẹp cho không gian sống như trong căn hộ, quán trà sữa, nhà hàng, quán cà phê,…Không chỉ làm đẹp nơi sống mà cây xương rồng kim hổ còn có tác dụng xua đuổi những luồng khí xấu, mang lại nhiều may mắn cho người trồng.

Bên cạnh đó, xương rồng còn có thể giúp chúng ta thanh lọc không khí ô nhiễm và giảm thiểu những ảnh hưởng của bức xạ có hại từ các thiết bị điện tử sử dụng hằng ngày.

Tham khảo cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây kim hổ

Làm thế nào để có thể trong một cây khoe sắc và sinh trưởng tốt trong không gian sống của mình? Để có thể giải đáp câu hỏi này thì dưới đây là những nội dung mà bạn cần nắm bắt kỹ hơn bao giờ hết.

Tham khảo cách trồng, nhân giống và chăm sóc cây kim hổ
Xương rồng kim hổ là giống xương rồng dễ trồng và chăm sóc

Gieo trồng và nhân giống cây kim hổ

Sau khi mua cây mới về, bạn nên trồng cây vào chậu một cách cẩn thận và nhẹ nhàng. Đầu tiên, bạn nên có hỗn hợp đất tốt và giàu dinh dưỡng. Nên làm ẩm đất trước khi cho cây vào, không nén chặt đất mà phải tạo được độ thông thoáng cho đất. Sau khi đã trồng cây vào chậu, bạn nên đem chậu đến nơi dễ hấp thụ sáng và cung cấp vừa đủ nước cho cây mỗi ngày.

Sau khi cây lớn và khỏe, bạn có thể dùng chính cây mẹ đó để trồng thêm nhiều cây con. Thông thường người ta thường nhân giống bằng các cách: dùng hạt quả và tách nhánh. Có thể chọn những hạt đen thì quả của xương rồng kim hổ sẽ dễ ươm mầm cây mới. Hoặc chọn những chiếc lá to, khỏe nhất để tiến hành tách lá, ươm rễ.

Đất trồng Xương rồng kim hổ có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, từ đất giàu dinh dưỡng đến các loại đất khô cằn. Tuy nhiên, chúng nhạy cảm với ngập nước, vì vậy đất trồng cần phải có khả năng thoát nước tốt và thông thoáng. Nếu bạn không chắc chắn về đặc tính đất trồng, có thể sử dụng các loại đất đã được trộn sẵn theo công thức của SFARM để đạt hiệu quả tốt nhất khi trồng cây.

Thời gian trồng Xương rồng kim hổ có thể trồng quanh năm, nhưng tốt nhất là nên trồng vào mùa nắng để cây có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

Vị trí trồng Xương rồng kim hổ xuất xứ từ vùng hoang mạc nắng nóng, do đó, chúng cần rất nhiều ánh nắng. Để cây phát triển tốt nhất, hãy đặt chậu trồng ở nơi có ánh nắng chiếu sáng cả ngày.

Những kỹ thuật chăm sóc xương rồng kim hổ

Cây phát triển tốt nhất trong điều kiện sinh thái: đầy đủ ánh sáng; đất khô, thoát nước tốt, giàu mùn, độ pH từ 6,1 đến 7,5; lượng nước thấp.

Loại cây xương rồng này nên trồng trong đất hoặc có thể để trên giá để thoát nước tốt. Cây ưa nắng và được đặt ở vị trí có nhiều nắng nhất nếu trồng trong nhà. Hoặc bạn có thể phơi nắng cho cây để cung cấp nhiều ánh sáng hơn. Nếu cây không đủ ánh sáng thường sẽ phát triển kém và không được đều.

Hỗn hợp đất tốt để trồng cây là đất được trộn từ đất, cát, đá và than bùn thông thường. Nên kiểm tra và kịp thời thay chậu cho cây khi diện tích chậu quá nhỏ hoặc quá lớn kiềm chế sự sinh trưởng của cây. 

Chậu cây nên được thay vài năm một lần, tốt nhất vào mùa hè. Để thay chậu nên bảo đảm đất khô và nhẹ nhàng nhổ cây ra khỏi chậu. Bạn nên gỡ sạch đất trên rễ, cắt bỏ đi những phần rễ úng, thối và xử lý vết cắt bằng thuốc diệt nấm. Sau đó đặt cây vào chậu mới để cây khô khoảng một tuần rồi tưới nhẹ.

Trên đây là những kiến thức để chăm sóc xương rồng kim hổ. Bạn nên chú ý bỏ nhiều công sức hơn trong việc theo dõi sự phát triển của cây và kịp thời phát hiện các bệnh gây hại cho cây. Xem thêm một số loại xương rồng đẹp và dễ trồng ở sendakimcuong.net. Nơi đây cung cấp đầy đủ những giống cây xương rồng, sen đá độc đáo và dễ chăm sóc tại nhà.

5/5 - (2 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*