Bật mí với bạn, nay vẻ đẹp của núi non trùng điệp đã được thu nhỏ lại trên một giống xương rồng – đó là xương rồng thanh sơn. Không phải tự nhiên mà cây lại mang cái tên “Sơn”. Đó là do vẻ ngoài của cây trông y hệt như ngọn núi nhỏ, có màu xanh lục. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vẻ đẹp và ý nghĩa của loại xương rồng xinh đẹp này.
Mục Lục
Vẻ đẹp bên ngoài của xương rồng thanh sơn
Ngoài cách gọi xương rồng thanh sơn, loại cây này cũng được gọi là xương rồng ngọn núi. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ, đặc biệt là ở các vùng sa mạc. Xương rồng thanh sơn cũng thuộc họ Cactaceae, có đến 220 chi và tận 1500 -1800 loài.
Môi trường sống của xương rồng thanh sơn thường là vùng sa mạc, rừng rậm nhiệt đới hay các xavan. Nhờ vào khả năng chịu nhiệt và lưu trữ nước trên thân mà cây có thể thích nghi và sinh trưởng ở các môi trường có điều kiện khắc nghiệt.
Đặc điểm làm nên cái tên “ ngọn núi” ở cây chính là thân cây chính mọc thành nhiều nhánh nhỏ trùng điệp trên gốc chính. Ở điều kiện sống thuận lợi, cây sẽ phát triển rất nhanh và một nhánh nhỏ sẽ phân thành 5 khía chạy dọc từ gốc đến ngọn. Trên những khía đó có nhiều gai nhỏ mềm mại. Thoạt nhìn, xương rồng thanh sơn trông như một ngọn núi thu nhỏ, khỏe khoắn và đầy kiêu hãnh.
Xương rồng thanh sơn cũng là một loài xương rồng ra hoa, nhưng rất hiếm để nhìn thấy điều này. Bạn có tưởng tượng được cảnh tượng một “ngọn núi nở hoa”? Đó là một điều rất khó khăn, cần một quá trình chăm sóc kiên trì và không ngừng cố gắng. Trồng được một “ngọn núi có hoa” bạn chắc chắn sẽ luôn gặp nhiều may mắn và bình an.
Xương rồng Thanh Sơn có khả năng ra hoa tùy thuộc vào điều kiện trồng và chăm sóc. Những cây xương rồng nhỏ nhắn và màu xanh như ngọn núi này cũng có thể ra hoa nếu được trồng trong đất phù hợp và được chăm sóc đúng cách. Việc chăm sóc tốt sẽ giúp cây phát triển và nở hoa bình thường, mang đến những bông hoa màu vàng rực rỡ.
Ý nghĩa đặc biệt của xương rồng thanh sơn
Như nhiều loại xương rồng khác, cây xương rồng thanh sơn cũng mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt đẹp.
Loại cây mang lại nhiều may mắn, sự giàu có
Ý nghĩa phong thuỷ của cây thanh sơn là mang lại may mắn và bình an cho người sở hữu. Cây còn có thể giúp xua đuổi tà khí, điềm xấu. Bạn có thể đặt một chậu xương rồng thanh sơn trong phòng khách để có thêm nhiều điều may mắn, thu hút vượng khí vào nhà.
Loài cây mang ý nghĩa chung thuỷ, tình yêu vĩnh cửu
Một tình yêu chung thuỷ, không thay đổi dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng chính là ý nghĩa mà cây xương rồng mang lại. Điều này giống như sự kiên trì, luôn cố gắng vượt lên trên mọi khó khăn của cây xương rồng dù ở những điều kiện khắc nghiệt nhất.
Nhiều người chọn loại cây này để làm món quà bày tỏ tình cảm đến những người thân yêu. Cây xương rồng còn giúp chúng ta lọc bớt không khí ô nhiễm và hạn chế ảnh hưởng những bức xạ có hại từ các thiết bị điện tử hay dùng.
Công dụng của xương rồng thanh sơn
- Trang trí nội thất: Xương rồng được sử dụng để trang trí ban công, sân vườn, terrarium và cả bên trong nhà. Loại cây này còn thích hợp để làm điểm nhấn trên bàn học, bàn làm việc hoặc gần cửa sổ.
- Quà tặng ý nghĩa: Xương rồng nhỏ độc đáo có thể là món quà tặng ý nghĩa, mang thông điệp khích lệ như “hãy kiên trì, thành công sẽ đến” trong mọi hoàn cảnh khó khăn.
- Bảo vệ sức khỏe: Giống như các loại cây cảnh mini khác, xương rồng cũng có tác dụng hút các tia bức xạ từ màn hình máy tính hoặc điện thoại, giúp bảo vệ sức khỏe của bạn.
Cây xương rồng và phong thủy
- Hợp tuổi Thìn: Xương rồng được cho là phù hợp với những người sinh vào các năm tuổi Thìn, với vẻ ngoài gai góc mạnh mẽ, mô tả như hiện thân của những con rồng. Đây là loài cây phù hợp với tính cách mạo hiểm, kiên trì và mạnh mẽ trong cuộc sống.
- Mệnh Kim: Ngoài ra, cây xương rồng cũng được cho là hợp với những người có mệnh Kim. Theo quan niệm phong thủy, trồng cây xương rồng có thể giúp tránh được xui xẻo và mang lại thuận lợi trong công việc cũng như cuộc sống.
Cách chăm sóc và nhân giống xương rồng thanh sơn
Có nhiều đặc tính giống sen đá nên việc trồng và chăm sóc xương rồng ngọn núi cũng không cần bỏ nhiều công sức. Bạn chỉ cần lưu ý ghi nhớ một vài điều sau:
Cung cấp ánh sáng cho cây
Cây chịu được khô hạn và trời nắng nóng nên bạn cần cung cấp đủ ánh sáng cho cây. Nếu trong trường hợp nhiệt độ cao, ánh nắng quá gắt sẽ khiến cây bị cháy nắng, rụng lá thì bạn nên đưa cây vào mái hiên hoặc nơi râm mát hơn. Nếu bạn thường đặt cây ở góc làm việc, học tập ít nắng thì nên phơi nắng cho cây khoảng 2 lần 1 tuần để cung cấp đủ ánh sáng để mọi quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường.
Cung cấp vừa đủ nước cho cây
Đối với bất cứ loại xương rồng nào bạn cũng không nên tưới nước mỗi ngày. Hãy nhớ kĩ rằng xương rồng không ưa nước, nếu tưới quá nhiều cây sẽ dễ bị úng, thối. Và nếu đất ẩm ướt trong một thời gian dài cũng sẽ tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn sinh sôi gây bệnh cho cây trồng.
Nếu thường đặt cây ở nơi râm mát bạn nên tưới 1 lần/tuần, và đối với nơi có nắng bạn nên tưới 2 lần/1 tuần. Tưới nước chỉ nên tưới trên đất và làm ướt đất, tránh vẫy trực tiếp lên bề mặt cây.
Chú ý chất lượng đất trồng
Loại đất trồng thích hợp nhất với xương rồng là các hỗn hợp giàu dinh dưỡng và có độ thoáng cao. Bạn có thể trộn xỉ than, tro trấu, đất và phân bò khô theo tỷ lệ nhất định thành hỗn hợp đất mới để thay đất định kỳ cho cây. Nên lát gạch vụn, xơ dừa dưới gốc trước khi cho đất vào để tăng độ thoáng cho chậu.
Ngoài trồng cây từ cây con mua sẵn ở nơi cung cấp bạn cũng có thể tự tạo ra nhiều chậu xương rồng thanh sơn mới từ cây cũ. Có thể sử dụng các phương pháp như tách nhánh, giâm cành hoặc trồng bằng hạt.
Chỉ cần chú ý những điều trên là bạn đã có thể tự tay nuôi trồng tốt chậu xương rồng thanh sơn của mình rồi! Và nếu có thể chăm sóc tốt nhất, cây sẽ cho ra những bông hoa xinh đẹp ngờ. Bạn có nhu cầu tham khảo thêm nhiều giống xương rồng độc lạ, thích mắt thì có thể vào https://sendakimcuong.net/ để xem ngay nhé.
Để lại một phản hồi