Tìm được một cây xương rồng yêu thích đã khó. Chăm xương rồng còn khó hơn. Nhất là những cây xương rồng khó trồng. Để loại bỏ những rủi ro xương rồng bị cháy nắng mà chết. Bạn chắc chắn phải nắm rõ đặc điểm, đặc tính của xương rồng.
Mục Lục
Tại sao xương rồng bị cháy nắng
Tuy xương rồng là loại cây dễ sống, dễ thích nghi với môi trường. Nhưng không có nghĩa là loại cây này không bao giờ chết. Xương rồng vẫn có thể gặp tình trạng chết nếu bạn chăm sóc sai cách.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến xương rồng bị chết đó chính là xương rồng bị cháy nắng.
Nguyên nhân xương rồng bị cháy nắng, có thể kể đến như:
- Xương rồng được trồng trong nhà kính hoặc bị di chuyển quá đột ngột trong thời gian ngắn. Từ đó, chúng không có đủ khoảng thời gian để thích nghi kịp thời.
- Bạn để xương rồng dưới cái nắng gay gắt quá lâu. Nhất là ánh nắng giữa buổi trưa.
Khám phá: https://sendakimcuong.net/nhung-dac-diem-cua-cay-xuong-rong/
Dấu hiệu xương rồng bị cháy nắng
Bạn chăm sóc xương rồng cẩn thận rồi mà xương rồng vẫn chết. Bạn không hiểu nguyên nhân từ đâu, vì sao? Vậy hãy quan sát dấu hiệu bên ngoài của xương rồng để xác định nguyên nhân xương rồng bị chết.
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, thì xương rồng của bạn chết là do xương rồng bị cháy nắng rồi đấy:
- Xương rồng cháy nắng thường sẽ chuyển từ màu xanh sang màu vàng.
- Lớp biểu bì chết đi, gây ra sẹo vĩnh viễn.
- Khi đó cây xương rồng sẽ bị khô héo, lá cây hoặc cành rũ xuống.
Khi quan sát thấy những dấu hiệu này, chắc chắn cây xương rồng của bạn đã nhận lượng ánh sáng quá nhiều. Hay còn gọi là bị cháy nắng dẫn tới chết. Điều đầu tiên bạn cần phải làm đó xác định vấn đề và áp dụng các biện pháp chăm sóc khẩn cấp.
Thực ra, căn bệnh này hoàn toàn không nghiêm trọng và nguy hiểm như bạn nghĩ. Cây xương rồng sẽ có thể phục hồi nếu chúng ta phát hiện sớm.
Cách cứu chữa xương rồng bị cháy nắng
Một khi đã xác định được những dấu hiệu bên ngoài, chứng minh rằng cây xương rồng bị cháy nắng. Hãy áp dụng một số cách cứu chữa xương rồng bị cháy nắng sau đây:
- Đưa xương rồng ra khỏi ánh nắng mặt trời quá nóng.
- Đối với những cây xương rồng lớn, bạn có thể hạn chế việc xương rồng bị cháy nắng bằng cách: di chuyển xương rồng vào vườn có bóng mát hoặc sử dụng vải bóng râm che cho xương rồng trong thời điểm nóng nhất trong ngày.
- Chỉ phơi nắng cho xương rồng dưới cái nắng sáng sớm và buổi chiều tối. Tuyệt đối không phơi nắng xương rồng dưới nắng trưa gay gắt.
- Xoay chậu xương rồng mỗi ngày một chút, sao cho toàn bộ cây xương rồng nhận được lượng ánh sáng cân bằng với nhau.
- Nên đặt xương rồng ở bệ cửa sổ, có nắng sáng sớm và buổi chiều. Nơi mà ánh nắng buổi trưa không thể tới hoặc chiếu sáng.
- Giữ cho xương rồng luôn được tưới nước. Nếu thấy đất trong chậu khô, hãy tưới một lượng vừa đủ.
- Nếu trồng xương rồng cùng cây khác, mà bị cây khác che bóng xương rồng, hãy cắt tỉa.
Xem thêm: https://sendakimcuong.net/cay-xuong-rong-tru-ta/
Một số nguyên nhân khác dẫn tới cây xương rồng bị chết
Đất trồng thoát nước kém
Ngoài ánh nắng, đất là một trong những yếu tố có thể dẫn đến việc xương rồng bị chết. Trong một số trường hợp, nếu đất trồng thoát nước kém, cây xương rồng dễ bị chết do ngập úng. Rễ cây sẽ bị thối và chết.
Chính vì thế khi chọn đất trồng xương rồng, bạn bắt buộc phải chọn đất đảm bảo. Phải thoát nước tốt. Một số hỗn hợp có thể chọn làm đất trồng xương rồng như đá trân châu, đá bọt, xỉ than, tro trấu,…
Môi trường quá lạnh
Xương rồng là loài cây chịu được khô hạn, nhưng lại không chịu được môi trường lạnh rét. Nhiệt độ thích hợp để cây xương rồng phát triển đó là từ 15 độ C đến 28 độ C.
Ở những môi trường có thời tiết lạnh có thể gây trở ngại trong sự phát triển của cây xương rồng.
Nhiệt độ nếu xuống dưới 15 độ, cây sẽ xuất hiện những vết thâm đen, từ đó xương rồng sẽ trở nên khô, giòn. Chính vì vậy, để ngăn rủi ro xương rồng chết vì quá lạnh, bạn nên di chuyển chúng vào nhà khi mùa đông đến.
Nhiễm nấm bệnh:
Một trong những nguyên nhân dẫn đến xương rồng bị chết, đó chính là nhiễm nấm bệnh. Loại nấm Armillaria, Fusarium và Pytophthora,…có thể làm cho xương rồng bị chậm lớn, suy giảm sinh trưởng, thối rữa, đổi màu và chất.
Độ sâu khi trồng cây không phù hợp
Nguyên nhân này thường xảy ra trong quá trình trồng cây xương rồng và thay chậu. Trồng xương rồng quá sâu cây dễ chết, mà nếu trồng quá nông thì cây cũng dễ chết. Bạn phải nắm được các tầng lớp, độ dày vừa phải để trồng cây xương rồng đạt hiệu quả.
Ngoài nguyên nhân xương rồng bị cháy dẫn tới chết, còn nhiều nguyên nhân khác từ bên ngoài, từ giống cây cũng có thể dẫn đến cái chết. Cho nên, khi chọn giống bạn phải chọn những loại giống tốt. Cũng giống như vậy, trong quá trình chăm sóc, hãy quan sát xương rồng bị cháy nắng. Nếu có dấu hiệu của sự đổi màu, khô héo, bạn phải nhanh chóng tìm ra giải pháp khắc phục để cây phát triển khỏe mạnh.
Tìm hiểu các bài viết khác tại: https://sendakimcuong.net/
Để lại một phản hồi