Xương Rồng Gai Trong Điều Trị Gai Cột Sống – Chắc Hẳn Bạn Chưa Biết

su-dung-xuong-rong-gai-chua-gai-cot-song

Bệnh gai cột sống ngày nay không những xuất hiện đối với người già mà còn cả ở những người trung niên, người trẻ. Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các loại thuốc và phương thức điều trị gai cột sống đã giúp nhiều người thoát khỏi nỗi “ám ảnh” đối với căn bệnh này. Nhưng các bạn đã từng biết đến một loại thuốc xuất phát cây xương rồng – xương rồng gai có thể điều trị được căn bệnh này hay chưa? Cùng theo dõi viết để hiểu rõ hơn về cách chữa trị gai cột sống hiệu quả từ loại xương rồng này !

Mục Lục

Vài nét về cây xương rồng gai

Cây xương rồng là loại cây khá quen thuộc ở các vùng quê ở Việt Nam với các tên gọi khác như Bá vương tiện hay Hoá ương lặc. Chúng có tên khoa học là Euphorbia antiquorum M và thuộc họ Thầu dầu. Hiện nay trên thế giới có hơn 2000 loại cây xương rồng khác nhau, đặc biệt hơn thì chúng được trồng và chăm sóc để làm thực phẩm và chữa trị nhiều căn bệnh rất hiệu quả: chữa đau bụng, sát trùng, giải độc…

Vài nét về cây xương rồng gai
Những tác dụng hữu ích về xương rồng gai mà nhiều người chưa biết

Cây xương rồng dùng để chữa gai cột sống là loại xương rồng có gai chia ba và xương rồng bẹ. Xét theo Đông y, cây có tính hàn, vị đắng, dùng để thanh nhiệt giải độc rất tốt nên được sử dụng để điều trị các loại bệnh về xương khớp hay thần kinh tọa. 

Còn trong y học hiện đại, các thành phần của cây chứa các hoạt chất tiêu viêm, giảm sưng, trừ khuẩn, giảm đau nhức như: Taraxerol, Taric, Euphorbol…Chính vì vậy mà các bài thuốc điều trị gai cột sống từ loài cây này là rất có cơ sở. 

Sử dụng cây xương rồng gai trong điều trị gai cột sống như thế nào cho hiệu quả?

Dưới đây sẽ là những thông tin hữu ích về cách sử dụng xương rồng gai có thể chữa các bệnh dành cho bạn.

Chữa gai cột sống 

Cám gạo chứa nhiều các hoạt chất tốt có thể sử dụng trong làm đẹp và cả chữa bệnh. Vì chúng chứa nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin B có hiệu quả trong việc tăng khả năng phục hồi đĩa đệm và dây chằng. Khi kết hợp cám gạo với cây này thì hiệu quả chữa bệnh của chúng sẽ tăng lên rất nhiều lần.

Cách thực hiện: 

Bạn chuẩn bị 2 – 3 bẹ xương rồng, 50g cám gạo, 3 thìa cà phê giấm táo. Xương rồng bỏ hết gai, rửa sạch và đêm đi giã nhuyễn. Tiếp theo cho xương rồng đã sơ chế vào chảo đảo đều, khi xương rồng hơi săn lại thì cho cám gạo vào cùng. Đảo hỗn hợp trên trong 3 – 5 phút và cuối cùng cho giấm táo vào sao cho tới khi hỗn hợp kết dính thì dừng. Cuối cùng đổ hỗn hợp vào túi chườm để nguội và đắp vào vùng gai cột sống.

su-dung-xuong-rong-gai-chua-gai-cot-song
Hình ảnh về xương rồng gai

Giảm đau gai cột sống

Ngải cứu từ lâu đã là một bài thuốc đông y gia truyền rất phổ biến. Các tài liệu y học hiện đại đã ghi nhận ngải cứu có chứa aspirin chữa đau đầu rất hiệu quả. Chính vì vậy khi kết hợp với cây sẽ mang tới một công dụng vô cùng tốt trong điều trị gai cột sống.

Cách thực hiện :

Bạn chuẩn bị 2 – 3 lá xương rồng, 300g ngải cứu. Xương rồng bỏ gai và sơ chế sạch, cắt thành các lát mỏng. Tương tự với ngải cứu thì rửa sạch và phơi khô. Tiếp theo cho hai nguyên liệu này vào chảo và đảo đều tầm 15 phút, khi hỗn hợp kết lại thì bỏ vào túi chườm và chườm lên vùng cột sống bị đau gai.

Giảm đau gai cột sống
Xương rồng gai điều trị bệnh hiệu quả

Kết hợp xương rồng gai và gừng tươi giảm đau gai cột sống

Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, khi kết hợp với xương rồng gai sẽ giúp giảm đau, kháng viêm hiệu quả và đặc biệt là nâng cao khả năng vận động cho xương khớp.

Cách thực hiện:

Bạn chuẩn bị từ 2 – 3 bẹ xương rồng, 1 quả chanh, 1 củ gừng, một ít muối và rượu trắng. Bỏ gai và rửa sạch, thái thành các lát mỏng và ngâm cùng nước muối trong khoảng 20 phút. Với gừng thì bạn vỏ, rửa sạch và đem đi xay. Đầy đủ các nguyên liệu thì cho tất cả vào chảo rồi làm nóng. Cuối cùng bọc hỗn hợp trên vào túi vải và đắp lên những vùng gai cột sống.

Kết hợp xương rồng gai và gừng tươi giảm đau gai cột sống
Cải thiện tình trạng gai cột sống nhờ cây xương rồng

Ngoài ra bạn nên lưu ý

Cần sơ chế loại bỏ gai và mủ cẩn thận trước khi chế biến. Hơn nữa khi đắp chườm cần chú ý tới nhiệt độ, nếu nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm hiệu quả và quá cao thì sẽ gây bỏng da. Khi điều trị bệnh các bạn không nên quá lạm dụng thuốc và cần phải kết hợp luyện tập, ăn uống đầy đủ để đạt hiệu quả cao.

Xương rồng lê gai có ăn được không?

Cây xương rồng lê gai có thể sử dụng các bộ phận như thân, lá và hoa để chế biến thành thực phẩm như nấu chín, nướng hoặc làm mứt. Bên cạnh công dụng làm thực phẩm, xương rồng lê gai cũng được sử dụng trong y học dân tộc để điều trị một số bệnh.

Công dụng xương rồng lê gai đối với sức khỏe

Cây xương rồng lê gai có lợi cho sức khỏe như sau:

  1. Điều trị bệnh tiểu đường type 2: Phần pectin và chất xơ có trong cây xương rồng giúp giảm khả năng hấp thu đường trong ruột và dạ dày, giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở những người bị tiểu đường type 2.
  2. Điều trị cholesterol cao và bệnh béo phì: Chất xơ từ cây xương rồng lê gai có thể giảm nồng độ cholesterol trong máu và hỗ trợ điều trị bệnh béo phì.
  3. Giảm cảm giác nôn mửa: Chiết xuất chống viêm từ cây xương rồng lê gai có thể giúp giảm cảm giác nôn mửa.
  4. Tính chất chống viêm và kháng virus: Cây xương rồng lê gai được biết đến với tính chất chống viêm và kháng virus nhờ vào chất xơ, chất chống oxy hóa và carotenoid.

Xương rồng lê gai dùng như nào?

Để chế biến và sử dụng cây xương rồng lê gai cho các mục đích điều trị và ẩm thực, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  1. Chế biến lá xương rồng:
    • Luộc hoặc nướng: Chọn lá xương rồng xanh non, luộc nhiều lần để giảm nhựa và chắt bỏ nước, rửa sạch bằng nước lạnh trước khi dùng. Hoặc nướng và thêm gia vị để tăng thêm hương vị.
    • Chế biến thành món luộc: Dùng để giảm đau lưng.
    • Chế biến thành mứt: Sau khi làm sạch, có thể chế biến thành mứt cho món ăn ngon miệng.
  2. Chế biến quả xương rồng:
    • Chế biến thành mứt: Rửa sạch và bỏ vỏ cứng trước khi chế biến thành mứt.
  3. Các ứng dụng điều trị:
    • Chữa đau lưng: Sử dụng lá xương rồng luộc.
    • Hạ sốt: Pha nước ép từ quả xương rồng với mật ong để uống.
    • Giảm đau răng: Chế biến lá nướng, giã nát và đắp lên chỗ đau răng để giúp giảm đau.
    • Điều trị mụn nhọt: Hơ lá xương rồng và đắp lên vùng da bị mụn hoặc chế biến hỗn hợp lá để đắp lên mụn.
    • Giảm đường máu: Nấu lá xương rồng để lấy nước uống.

Lưu ý rằng trước khi sử dụng cho mục đích điều trị, nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Xương rồng gai đã thực sự chứng minh hiệu quả của mình trong điều trị gai cột sống. Mong rằng các thông tin hữu ích từ https://sendakimcuong.net/ sẽ giúp các bạn trong việc điều trị bệnh và chúc các bạn luôn có một sức khỏe thật tốt!

5/5 - (3 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*