Suy nghĩ đầu tiên của các bạn khi nhắc tới xương rồng cảnh là gì? Chắc hẳn bạn sẽ nhớ tới nhiều điều về một loại cây xương rồng mọc trên sa mạc khô cằn đầy nắng và gió, với hình thù xù xì đầy những gai góc. Trên thực tế thì xương rồng có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ấn Độ, ngày nay được nhân giống để làm trang trí và làm cảnh rất nhiều.
Sự xuất hiện của con người mà đã có nhiều loại xương rồng dần thích nghi với các môi trường thay đổi về khí hậu như hiện nay. Do đó con người cũng có thể nhân giống chúng thành nhiều các loài khác nhau để phục vụ cho việc làm trang trí, làm thuốc thậm chí có những nơi được sử dụng để chế biến thành món ăn.
Mục Lục
Vài nét về xương rồng cảnh
Nhiều người bây giờ chỉ trồng xương rồng làm cảnh mà lại không hiểu hết ý nghĩa của loại cây này. Hình ảnh cây xương rồng trên sa mạc với sức sống bền bỉ, mãnh liệt khiến nhiều người khâm phục. Vậy nên con người chúng ta cũng cần học tập sự bền bỉ và chịu đựng của loại cây này đấy.
Ý nghĩa của xương rồng trong tình yêu cũng cực kì sâu sắc. Việc tặng xương rồng cho người khác giới thể hiện như một lời tỏ tình, lời nhắn gửi yêu thương dành cho nửa kia của mình. Ngoài ra, xương rồng còn được nhắc tới trong phong thuỷ. Nhiều người đã mắc sai lầm khi đặt xương rồng trong nhà mà không biết điều đó đem đến những vận xui và bất lợi cho gia chủ.
Vậy nếu như bạn vừa trở về từ cửa hàng với một loại cây xương rồng cảnh nhỏ xinh trên tay, bạn sẽ tự hỏi rằng “Làm cách nào để chăm sóc loài cây gai góc này tốt đây?” Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn nên tham khảo các lưu ý dưới đây.
Top 5 cây xương rồng cảnh dễ trồng
Hiện nay, có rất nhiều loại xương rồng khác nhau, với sự đa dạng về hình dáng, kích thước và màu sắc. Dưới đây là một số loại xương rồng được ưa chuộng:
- Xương rồng tai thỏ: Có hình dáng giống như đôi tai thỏ, nhỏ gọn và dễ chăm sóc.
- Xương rồng thanh sơn: Thân cây trụ, màu xanh lá cây, gai nhỏ mềm mại, phù hợp để trồng trong nhà.
- Xương rồng bánh sinh nhật: Có hình dáng đặc biệt giống một chiếc bánh sinh nhật, thân tròn, màu xanh lá cây, hoa nhỏ màu hồng tím.
- Xương rồng hồng ngọc: Thân trụ, màu xanh lá cây, hoa màu hồng, đỏ hoặc trắng, phù hợp trồng cả trong nhà và ngoài trời.
- Xương rồng Aster: Có hình dáng giống ngôi sao, thân tròn màu xanh lá cây, được ưa chuộng vì vẻ đẹp dễ thương và thích hợp trang trí nội thất.
Ngoài ra, còn có nhiều loại xương rồng khác như xương rồng bát tiên, xương rồng kim hổ, xương rồng nải chuối,… mà cũng được nhiều người yêu thích và trồng để làm đẹp không gian sống.
Lượng nước và phân bón cho xương rồng cảnh
Nhiều người nghĩ rằng xương rồng dễ phát triển cả ở điều kiện khắc nghiệt nên thường khá lơ là trong việc tưới nước và bón phân cho cây. Trên thực tế thì nếu bạn không biết cách chăm sóc xương rồng cảnh khi mới mua về, chắc chắn chúng sẽ rất khó phát triển.
Với những chậu cây cảnh dùng để trang trí tại nơi râm mát thì bạn vẫn phải đảm bảo đầy đủ lượng nước cung cấp cho cây. Trong mỗi lần tưới nước thì hãy để cho cây ngâm nước một lúc, và để nước tự thoát ra bằng những lỗ thoát nước ở chậu. Khi trồng cây cũng nên thêm một ít phân bón cân bằng được pha loãng với nước ở tỷ lệ NPK là 10:10:10.
Với những cây xương rồng cảnh trồng ngoài trời, bạn nên tưới cây một tuần một lần và nên dùng nước ấm để tưới. Ở thời điểm nghỉ ngơi của cây vẫn cần phải tưới nước để cây không bị héo. Bạn không nên bón phân cho cây trong thời gian chúng nghỉ ngơi, tuy nhiên một số cây xương rồng là những giống ưa lạnh thì bạn vẫn nên bón phân để tăng chất dinh dưỡng cho cây.
Nguồn ánh sáng tự nhiên xương rồng cảnh
Nhiệt độ thích hợp để cây phát triển là từ 15 – 28 độ C, mỗi ngày bạn chỉ cần mang xương rồng ra ngoài nắng 1 – 2 giờ là đủ. Có những sai lầm khi chăm sóc xương rồng cảnh mà bạn hay mắc phải đó là đặt xương rồng cảnh tại những nơi có quá ít ánh sáng hoặc quá nhiều ánh sáng.
Khi bạn đặt xương rồng cảnh tại nơi có quá nhiều ánh sáng thì cây có thể bị xám màu, tối màu hơn hoặc chuyển vàng trên một phần của cây và ngọn trở nên héo úa. Ngoài ra những dấu hiệu này cũng là biểu hiện khi cây bị bệnh hay cây bị thừa nước.
Ngược lại khi bạn đặt cây ở những nơi quá kín, lượng ánh sáng không đủ thì cây cũng trở nên bị héo, nhạt màu và thậm chí là chết. Vậy nên nếu đặt cây trong nhà thì bạn nên mang cây ra ngoài phơi nắng lúc sáng sớm khi nhiệt độ không quá cao để cây hấp thụ ánh sáng và thuận tiện cho việc quang hợp.
Đất trồng xương rồng cảnh có quan trọng hay không? Công thức như thế nào?
Khi bạn mua xương rồng cảnh về thì các shop cây cảnh sẽ tạo sẵn cho bạn loại đất phù hợp. Nhưng lúc trồng thì nhiều người sẽ muốn tự tạo ra hỗn hợp đất riêng của họ. Bạn cũng cần biết cách để tạo ra hỗn hợp đất mới trong từng định kỳ phát triển của cây.
Một đặc điểm cơ bản mà hỗn hợp xương rồng cần có là “khả năng thoát nước tốt”.Cách tốt nhất để tạo ra hỗn hợp này là bạn thêm sỏi và cát vào trong hỗn hợp đất với tỉ lệ: 1/3 sỏi + 1/3 cát + 1/3 đất.
Nên đặt một lớp cát mỏng trên cùng khi trồng cây để tạo độ ẩm và giúp cây không dễ bị mất nước. Tuy nhiên không nên sử dụng loại cát biển vì chúng có thể chưa được rửa sạch và còn muối. Hơn nữa bạn có thể tham khảo các loại sỏi để trồng cho cây như: sỏi trắng nhỏ, sỏi xốp. Lưu ý cuối cùng là nên thay đất trồng hàng năm cho xương rồng cảnh để cây có đất tươi nhất và phát triển khoẻ mạnh.
Xương rồng cảnh từ lâu đã là một thú vui của nhiều các “tay chơi” cây cảnh và đặc biệt là các bạn trẻ. Mong rằng qua bài viết của https://sendakimcuong.net/ bạn sẽ học hỏi được các tips hay ho để trồng và chăm sóc xương rồng cảnh đúng cách.
Để lại một phản hồi