Cây Lộc Vừng Và Những Điều Thú Vị Bạn Có Thể Đã Bỏ Qua

Cây Lộc vừng là cây gì? Đặc điểm của lộc vừng

Mỗi loài cây đều mang trong mình một công dụng hoặc ý nghĩa nào đó đặc biệt. Hôm nay tôi muốn giới thiệu đến bạn một loài cây từng được xem là bộ tứ cây phong thủy quý của người phương Đông (sanh-sung-tùng-lộc). Đó là cây lộc vừng, hãy cùng mình tìm hiểu về nó nhé.

Cây Lộc vừng là cây gì? Đặc điểm của lộc vừng

Cây Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc vừng. Tên khoa học là Barringtonia acutangula. Loài cây thuộc chi Lộc vừng. Nó là loài cây bản địa của các vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippin và Queensland. Tại Đông Nam Á, loài cây này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan.

Cây thuộc thân gỗ, kích thước tùy thuộc vào môi trường sống và cách chăm sóc. Thường thì một cây trưởng thành được trồng trong chậu cảnh sẽ có đường kính khoảng 35 – 40 cm. Với những cây được trồng ở không gian rộng, tại các công trình lớn thì có đường kính khoảng 40cm. Cây lộc vừng có thân và gốc đẹp, hoa thường có màu đỏ và lá của nó có hình mác, khi nở có hương thơm, được dùng làm cây cảnh. 

Cây Lộc vừng là cây gì? Đặc điểm của lộc vừng
Hình ảnh cây Lộc vừng khi bắt đầu ra hoa

Xem thêm: Cây Duối – Loài Cây Đa Năng Mang Trong Mình Nhiều Công Dụng Chữa Bệnh

Các loại cây Lộc Vừng phổ biến hiện nay?

Hiện nay có 3 loại cây Lộc Vừng phổ biến nhất là: Lộc Vừng hoa đỏ, Lộc Vừng hoa trắng và cây Rau Vừng ( cây Chiếc )

Lộc Vừng hoa đỏ

Lộc Vừng hoa đỏ đặc trưng với màu hoa đỏ rực vô cùng bắt và quyến rũ. Với màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Nhiều người tin rằng Lộc Vừng hoa đỏ đem lại nhiều tài lộc cho gia chủ. Chúng có nguồn gốc từ những khu vực ngập nước phía nam Châu Á và phía bắc Australia.

Hình ảnh chậu cây lộc vừng rực đỏ trước sân nhà
Hình ảnh chậu cây lộc vừng rực đỏ trước sân nhà

Lộc Vừng hoa trắng

Còn có tên gọi khác là cây hoa Lộc Vừng chùm, cây Chiếc chùm,… Hoa khi nở sẽ có màu trắng và mọc theo thành từng chùm với nhau trông vô cùng bắt mắt. Do đó cây thường được trồng với mục đích trang trí, làm đẹp cho không gian sống xung quanh.

Cây Lộc Vừng trắng phớt hồng mới được du nhập vào việt nam những năm gần đây và đặc biệt rất được ưa chuộng. Đặc điểm của Lộc Vừng trắng là hoa bông to, hoa có màu trắng thanh khiết, hơi ửng chút hồng, và thật kiêu sa khi đứng dưới ánh nắng vàng.

Hình ảnh hoa Lộc vừng trắng
Hình ảnh hoa Lộc vừng trắng

Tham khảo: https://sendakimcuong.net/cay-nhat-mat-huong/

Cây Rau Vừng ( cây Chiếc )

Còn gọi là cây Lộc Vừng miền nam. Quả có tiết diện hình hộp , loại này được trồng dọc các đường phố, vỉa hè để trang trí và tạo bóng mát cho người đi đường. Tại Việt Nam loại này được mọc hoang ở vùng ven biển Nam Bộ và vùng lũ Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên. 

Hình ảnh cây rau vừng ( cây chiếc )
Hình ảnh cây rau vừng ( cây chiếc )

Mùa của hoa Lộc Vừng thường bắt đầu từ tháng 3 và kết thúc cho đến tháng 8. Lúc này hoa sẽ nở rực rỡ và cho hương thơm thoang thoảng nhưng đầy ngọt ngào. Vào mùa Đông, hoa không còn nở nữa và cây bắt đầu rụng lá. Quá trình mọc lá và phát triển của hoa sẽ lại tiếp tục khi sang đầu mùa Xuân. Cây hiện nay được trồng nhiều ở các nước châu Á có khí hậu nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Tìm hiểu bài viết: Cây Vạn Lộc – Sự May Mắn, Thịnh Vượng Đem Đến Cho Gia Chủ

Thành phần hoá học và công dụng của cây Lộc Vừng 

Hạt lộc vừng có chứa tanin, gồm nhựa và hai saponin, một chất độc là glycoside – saponin có tên là barringtonia. Theo đông y, lộc vừng có vị ngọt, tính bình, dùng cho các trường hợp suy nhược cơ thể, tóc bạc sớm. Rễ cây có vị đắng, có tính hạ nhiệt cho cơ thể. Hạt có hương thơm. Với tác dụng:

  • Chữa Chàm: Lấy quả lộc vừng xanh, ép lấy nước và bôi lên vết chàm.
  • Chữa đau răng: Bạn có thể dùng quả lộc vừng xanh giã nát ra và ngâm chung với rượu, ngâm trong khoảng 1 tháng. Sau đó lấy ra nước ngậm hàng ngày để chữa đau nhức răng
  • Trị tiêu chảy và sốt: Lấy vỏ thân lộc vừng cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, rửa sạch, thái phiến, đem phơi hoặc sấy khô. Mỗi lần dùng 10-20g vỏ sắc với 400ml nước cho đến khi còn 100ml, chia ra uống 2 lần / ngày
  • Giải nhiệt, hạ sốt: Lấy rễ lộc vừng, rửa sạch, phơi khô hoặc dùng tươi để sắc lấy nước uống vừa có tác dụng giải nhiệt vừa kích thích tiêu hoá, long đờm, chữa ho.

Ngoài những tác dụng trên cây còn có thể chữa lỵ, chữa trĩ, chữa cảm lạnh và đi tả,… Trong Tây y cây lộc vừng có khả năng chống viêm nên được chế thành thuốc dưới dạng tân dược. Chiết xuất trong vỏ và hạt có tác dụng kháng nấm và giảm đau.

Mặc dù có nhiều công dụng tốt trong việc cải thiện sức khỏe nhưng không được quá lạm dụng vào nó vì trong cây có chất độc saponins, chất này có thể gây những tác dụng phụ cho cơ thể tùy cơ địa mỗi người.

Ý nghĩa của cây lộc vừng

Cây lộc vừng có điểm tương đồng với một loại cây phong thủy khác rất được ưa chuộng đó là cây vạn lộc bởi cả hai đều có chữ lộc trong tên. Trong tiếng Hán, lộc có ý nghĩa chỉ sự may mắn, tiền tài và phúc báu. Vừng là loại hạt nhỏ nhưng mỗi lần thu hoạch sẽ được rất nhiều hạt. Vì thế lộc vừng có hàm nghĩa sự may mắn, phúc báu sẽ đến nhiều và dồi dào mãi không dứt.

Cành lá lộc vừng rất tươi tốt xum xuê, màu hoa sáng, đẹp tượng trưng cho phúc lộc đủ đầy. Cây có thể sống đến trăm tuổi thành những cây cổ thụ. Từ đó người ta gán cho nó những ý nghĩa về sự vững chắc, trường tồn. Trồng lộc vừng trong nhà có người cao tuổi mang ngụ ý lời chúc bách niên giai lão.

Phần kết

Qua bài viết trên của Sen Đá Kim Cương đã biết được những thông tin cơ bản về nguồn gốc, công dụng và ý nghĩa của loài cây Lộc Vừng. Cuối năm là thời điểm tân trang lại ngôi nhà của mỗi người, bạn có thể mua cho mình một cây Lộc Vừng để trang trí trước sân nhà, đem lại may mắn vào những ngày đầu năm sắp tới. 

5/5 - (1 bình chọn)

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.


*